Tác động ngoài hành tinh đáng sợ đã biến khoảng thời gian cuối kỷ Devon trở thành những năm tháng Ch?t chóc trên Trái Đất, nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Brian Fields từ Đại học Illinois tại Urbana-Champaign (Mỹ) tuyên bố.
Ảnh minh họa từ SHUTTERSTOCK về một siêu tân tinh nổ gần Trái Đất.
Bài công bố mới đây trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences cho thấy một loạt các ngôi sao cách Trái Đất chỉ 65 năm ánh sáng đã đồng loạt phát nổ thành siêu tân tinh – cái Ch?t rực rỡ, đầy năng lượng và bức xạ của những ngôi sao.
Các vụ nổ đã khiến Trái Đất bị "tắm" trong bức xạ cực tím, tia X và tia gamma đặc biệt có hại với sự sống. Tác động này cũng gây thiệt hại trầm trọng lên tần ozone của Trái Đất trong vòng 100.000 năm, đồng hành cùng chuỗi thảm họa núi lửa và sự nóng lên toàn cầu.
Hóa thạch một cá thể thuộc họ Trilobites, nạn nhân của cuộc tấn công của các siêu tân tinh - ảnh: THE CONVERSATION
Hậu quả là 50% số chi (nhóm loài, ví dụ như chi Người chứa các loài như Homo sapiens chúng ta và các loài tuyệt chủng Neanderthals, Denisovans…); cũng như 19% số họ động thực vật trên cây sự sống của Trái Đất.
Sự suy giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng kéo dài tận 300.000 năm sau, cho đến khi kỷ Devon kết thúc. Rất may mắn là trong kỷ Tam Điệp sau đó, Trái Đất dần phục hồi và một lớp sinh vật mới ra đời, nổi bật nhất là khủng long.
Cho đến nay, hóa thạch của một số sinh vật lạ lùng đã T* n*n trong cuộc tổng tấn công ngoài hành tinh đó vẫn được Trái Đất lưu giữ và khiến người hiện đại kinh ngạc: Cá không hàm, sinh vật xây dựng rạn san hô rugose, nhóm sinh vật ba đuôi trilobites (bọ ba thùy)…
Chủ đề liên quan:
Astrobiology chim không dám đậu Tại sao vậy Đại tuyệt chủng ngoài hành tinh siêu tân tinh Thu Anh Theo Daily Mail