Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, quốc hội khoá xv, chiều 31/10, dưới sự điều hành phiên họp của thượng tướng trần quang phương - phó chủ tịch quốc, quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021. nhiều đại biểu đã có ý kiến về việc hoàn thiện thể chế.
Nhận xét về báo cáo và tài liệu giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, đại biểu nguyễn thị ngọc xuân (đoàn bình dương) nhận định đoàn giám sát đã công phu, khách quan, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, chỉ rõ nhiều công trình, dự án cần tập trung tháo gỡ, nhìn nhận rõ những nguồn lực còn sử dụng chưa hiệu quả.
Về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, đại biểu tỉnh bình dương cho rằng, các quy định pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn chưa đầy đủ, chặt chẽ, chưa đồng bộ, chưa đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi. nhấn mạnh việc chậm hoàn thành thể chế sẽ gây ra nhiều lãng phí về nguồn lực vật chất và tinh thần, đại biểu đề nghị cần bổ sung phân tích, đánh giá sâu hơn hạn chế này tại khoản 3 điều 1 dự thảo nghị quyết, bổ sung giải pháp hàng đầu là công tác hoàn thiện thể chế.
Bên cạnh đó, đối với các lĩnh vực đã được chỉ rõ tại báo cáo giám sát, cần phân công trách nhiệm, tiến độ xem xét, báo cáo giải quyết các mâu thuẫn đó trên từng lĩnh vực, có quy định rõ cơ quan giám sát, thời hạn giải quyết, thời hạn báo cáo để thống nhất thực hiện, nâng cao hiệu quả giám sát. Ngoài ra, đại biểu đề nghị bổ sung giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong khu vực công, vì đây là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Góp ý tại hội trường, đại biểu lê hữu trí (đoàn khánh hòa) cũng nêu việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật trong thực hành tiết kiệm chưa nghiêm, sự lãng phí trên nhiều lĩnh vực ngày càng nghiêm trọng hơn. điều đó cho thấy hệ thống pháp luật, chính sách, biện pháp tổ chức thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí chưa bảo đảm tính pháp chế, tính kỷ luật, kỷ cương và chưa đạt hiệu quả. vì vậy, chính phủ cần sớm rà soát các hệ thống pháp luật hiện hành, các chính sách quản lý nhà nước trên các lĩnh vực gây ra sự lãng phí lớn tài sản của nhà nước và xã hội. tiếp tục hoàn thiện luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn để kịp thời điều chỉnh các bất cập, mâu thuẫn nhằm soát, hạn chế sự lãng phí nguồn lực quốc gia và xã hội….
Theo đại biểu, điều quan trọng cốt lõi hơn là đảng và nhà nước cần có chiến lược xây dựng cho được trong nhận thức và hành động của mỗi cá nhân, mỗi cơ quan, mỗi tổ chức và toàn xã hội văn hóa tiết kiệm, ý thức tiết kiệm, tư duy làm việc hiệu quả dù là việc nhỏ nhất, gắn với việc thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật và có chế tài mạnh đối với các hành vi gây lãng phí, thất thoát mới tạo được sự chuyển biến tích cực về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thời gian tới.
Cơ bản thống nhất với các báo cáo của Chính phủ và báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) nhận định trong cải cách hành chính, theo báo cáo, Chính phủ đã cắt giảm đơn giản hóa 63% điều kiện kinh doanh, 68% danh mục hàng hóa chuyên ngành; thực hiện cơ chế một cửa một cửa liên thông giải quyết nhanh thủ tục, giảm tiêu cực. Các nền tảng của Chính phủ điện tử được tập trung phát triển tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia gắn với Cổng dịch vụ công quốc gia.
Đại biểu tỉnh Long An ghi nhận đây là những quyết tâm, nỗ lực đạt kết quả đáng biểu dương. Tuy nhiên, vấn đề này cũng còn có những hạn chế, tồn tại mà trong đó nguyên nhân chủ quan của Chính phủ, bộ, ngành trong đề xuất xây dựng pháp luật vào hoạt động điều hành nên vấn đề này đại biểu kiến nghị với Chính phủ bổ sung vào phần giải pháp để công tác thực hành tiết kiệm, hiệu quả hơn nữa.
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung nêu rõ: Một là, đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp, phân quyền cho địa phương, đặc biệt là giao quyền thẩm, đặc biệt là giao thẩm quyền cho cấp tỉnh giải quyết một số thủ tục hành chính còn đang trực thuộc các Bộ, Chính phủ, đặc biệt là lĩnh vực đất đai, đầu tư, đầu tư công, xây dựng, tài chính, tổ chức biên chế lao động…
Hai là, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Trung ương cũng như khắc phục triệt để việc thủ tục thủ tục hành chính bị giải quyết trễ hạn là thủ tục liên thông. Ba là, khắc phục triệt để việc chậm tháo gỡ, hướng dẫn khó khăn, vướng mắc của pháp luật trong quá trình tổ chức thực thi.
Bốn là, kiến nghị khi xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia thì các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ và có sự trao đổi, lấy ý kiến thống nhất nhau. Năm là, việc thực hành tiết kiệm trong tổ chức họp hội nghị, hội thảo, học tập, bồi dưỡng. Đại biểu kiến nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ mạnh mẽ hơn nữa, hội họp bằng hình thức trực tuyến trừ những trường hợp và nội dung không thể triển khai trực tuyến được.
Ngoài ra, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung cũng cho ý kiến về hàng loạt dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ của doanh nghiệp nhà nước; kiến nghị Chính phủ, đặc biệt là Bộ Công Thương quan tâm hơn nữa, đẩy nhanh tiến độ, có giải pháp xử lý dứt điểm.
Cũng thống nhất cao với báo cáo kết quả giám sát việc thực hành chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 của đoàn giám sát quốc hội, đại biểu đặng thị bảo trinh (đoàn quảng nam) khẳng định, đây là chuyên đề gì giám sát có phạm vi rất rộng, bao quát tất cả các ngành, lĩnh vực trên cả nước. báo cáo đã chỉ ra được các tồn tại, hạn chế và đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thời gian tới. đặc biệt qua công tác giám sát nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương trong việc thực thi chính sách, pháp lục về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được nâng lên.
Tuy nhiên, từ thực tiễn công tác giám sát tại địa phương và qua nghiên cứu báo cáo của đoàn giám sát, đại biểu tỉnh quảng nam đề nghị quốc hội tiếp tục tiếp thu, nghiên cứu hoàn thiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng pháp điển hóa các hành vi vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sát thực tiễn và tăng chế tài xử lý, đảm bảo việc thực hiện nghiêm chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đáp ứng yêu cầu về sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chủ đề liên quan:
chính sách chống lãng phí đại biểu quốc hội pháp luật về thực hành tiết kiệm quốc hội