Tâm sự hôm nay

Ðau đầu vì... phí

Từ hạt thóc đến... cái ôtô, đó là đối tượng của đủ các thể loại phí, thuế khác nhau mà một người bình thường không thể liệt kê hết nổi.

Từ hạt thóc đến... cái ôtô, đó là đối tượng của đủ các thể loại phí, thuế khác nhau mà một người bình thường không thể liệt kê hết nổi. vì vậy, việc chủ tịch hđnd tp. hà nội cho rằng: “hà nội ủng hộ bỏ thu phí bảo trì đường bộ với xe máy” đã cho thấy sự “quá tải” của nhiều loại phí và sự bức xúc của người dân khi cảm thấy mình đang bị “tận thu”...

Nơi đóng, nơi không...

Trước đó, trong kỳ họp thứ 13 hđnd tp. hà nội sáng 6/7, chủ tịch hđnd nguyễn thị bích ngọc cho hay, qua tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, có nhiều ý kiến phản ánh bất cập trong thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy. nổi cộm lên mấy vấn đề, một là phương thức thu, giao cho thôn, tổ dân phố thu nên rất khó khăn; thứ hai là không ai kiểm tra, khó kiểm tra việc này nên người nộp người không; thứ ba là xử phạt cũng chưa rõ. vì vậy, chủ tịch hđnd tp. hà nội nguyễn thị bích ngọc cho rằng việc thu phí bảo trì đường bộ với xe máy hiện nay khó khăn, nếu chính phủ bỏ thu thì hội đồng và cử tri hà nội ủng hộ.

Thực tế, đầu năm 2014, Ban Kinh tế ngân sách HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức khảo sát việc triển khai nghị quyết về thu phí bảo trì đường bộ theo đầu phương tiện với xe môtô. Kết quả cho thấy một số địa phương thu rất khó khăn, ví dụ phường Cát Linh chỉ thu được khoảng 1/3 số lượng xe thực tế. Đặc biệt, số thu năm 2013 của thành phố chỉ đạt 14% so với dự kiến (55 tỷ/378 tỷ đồng).

Trong hai tháng đầu năm 2014, số phí bảo trì đường bộ thu được với hơn 4,5 triệu xe máy là 1,5 tỷ đồng, đạt 0,6% số dự kiến trong năm. Bốn quận, huyện chưa thu phí trong hai tháng đầu năm 2014 là Cầu Giấy, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Thường Tín đã bị thành phố yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Hàng trăm khoản phí, lệ phí

Có lẽ chưa bao giờ câu chuyện phí và lệ phí lại được người dân cả nước cũng như nhiều đại biểu quốc hội quan tâm như thời gian vừa qua. danh mục các loại phí và lệ phí, chính phủ quy định chi tiết 301 khoản thu trong đó 171 khoản phí và 130 khoản lệ phí. vấn đề không mới nhưng luôn khiến dư luận bức xúc.

Đó là câu chuyện khi đại biểu Đỗ Văn Đương đến từ đoàn TP.HCM phản ánh 1 cân thịt gà phải chịu 14 loại phí kiểm dịch. Nào là phí kiểm dịch gà con mới nở, phí cấp giấy kiểm dịch xuất gà con khỏi trại ra ngoài tỉnh/nội tỉnh, phí tiêu độc sát trùng, phí kiểm soát giết mổ... Đó là chưa kể, trong quá trình chăn nuôi, phải lấy mẫu nước, phân định kỳ để kiểm tra kháng thể một số bệnh cũng phải đóng phí.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng, nhiều loại phí, lệ phí như vậy là không hợp lý, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải xử lý ngay.

Chuyện gà “cõng phí” cũng khởi đầu cho việc các đại biểu tiếp tục “truy” những “tư lệnh” ngành về việc “phí chồng phí”. Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TP.HCM) bức xúc khi người dân đi xe trên đường làm từ ngân sách do dân đóng góp mà vẫn phải đóng phí. Ý nói tới những vô lý trong việc thu phí phương tiện. Bấy nay người dân vẫn luôn nhẩm tính một chiếc ôtô sẽ phải chịu thuế nhập khẩu cho linh kiện (10-30%) hoặc xe nguyên chiếc (50-70%) tùy loại. Tiếp đó là thuế tiêu thụ đặc biệt (40-60%), thuế VAT 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp 22%. Các loại phí phải đóng gồm: phí trước bạ (10% hoặc 15%, tùy theo thành phố); phí kiểm định, phí cấp biển số, phí đảm bảo an toàn kỹ thuật, phí xăng dầu... Phí bảo trì đường bộ đóng 2 lần, thu qua đầu phương tiện và thu qua trạm BOT. Thậm chí, mới đây, Bộ Tài chính đang đề xuất thu phí thử nghiệm khí thải, thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu và lệ phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Nhẩm tính, để được lăn bánh trên đường, xe ôtô sẽ phải “gánh” vài chục loại thuế, phí.

Hết ôtô là chuyện... hạt thóc cũng đang phải gánh vài chục loại phí khác nhau. Theo thống kê sơ bộ, các loại phí trên 1 kilôgam thóc gồm: giống, phân bón, Thu*c trừ sâu, diệt cỏ, cấy, gặt, tuốt lúa, thủy lợi phí, phòng chống bão lụt, nạo vét kênh mương... Chưa kể, người nông dân còn phải chịu một số loại quỹ, phí khác như: quỹ công ích, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ trẻ thơ, quỹ người cao tuổi, quỹ an ninh, quỹ xây dựng đường giao thông nông thôn...

Trên thực tế, việc người dân bức xúc về nhiều loại phí đã là một lẽ, đằng này, nhiều ngành lại “đẻ” ra những khoản phí hết sức vô lý. ví dụ, giấy phép kiểm dịch trứng có giá trị 1 ngày tại lào cai. hoặc quy định kiểm dịch mật ong, giống thủy sản theo kiểu mà báo chí đã mô tả là “ngó qua một cái, cấp cho một tờ giấy phép rồi thu tiền”. hay ở hà tĩnh còn có chuyện dân nuôi vịt phải đóng phí cho xã với mức nuôi để thịt là 1.000 đồng/con, còn nuôi để đẻ là 2.000 đồng/con...

Thiết nghĩ, trong bối cảnh đất nước đang phát triển, rất cần sự đóng góp về thuế, phí của doanh nghiệp để phát triển hạ tầng, nhưng không thể lạm dụng thu những loại phí không hợp lý và thiếu minh bạch. Chừng nào chưa có các giải pháp hợp lý để tránh tình trạng phí chồng phí, “loạn phí”, thì sẽ còn nhiều cuộc tranh luận, chất vấn gay gắt và người dân vẫn còn nhiều bức xúc.

Bình An

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dau-dau-vi-phi-14845.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY