Năm học mới 2015 - 2016 đã chính thức bắt đầu, đây cũng là năm đầu tiên thực hiện mô hình không chấm điểm cho học sinh ở bậc tiểu học (năm nay lên lớp 6).
Năm học mới 2015 - 2016 đã chính thức bắt đầu, đây cũng là năm đầu tiên thực hiện mô hình không chấm điểm cho học sinh ở bậc tiểu học (năm nay lên lớp 6). Trước ngưỡng cửa đầu tiên của những năm học cấp hai, có một điều đáng chú ý là nhiều học sinh đã có những lo lắng hoang mang bỡ ngỡ khi lần đầu tiên làm quen với việc chấm điểm, còn giáo viên cấp hai thì phải điều chỉnh cách dạy, cách thi để phù hợp với tâm lý các em học sinh. Việc không phải đối mặt với các kỳ thi cùng với điểm số, mà chỉ bằng những lời nhận xét tuy
áp lực học hành được giảm bớt, nhưng nỗi lo chất lượng giáo dục lại dần hiện hữu.
Lên lớp 6, môi trường mới, làm quen chương trình học mới và đặc biệt có em lần đầu tiên làm quen với những kỳ thi và cho điểm, đã có không ít học sinh tỏ ra lo lắng trước những điểm số thấp mà mình gặp phải. Không chỉ các em lớp 6 tỏ ra lo lắng làm quen với các kỳ thi chấm điểm, mà ngay cả chính những giáo viên dạy cấp hai các em cũng đã và đang tìm cách để cho các em làm quen dần với các kỳ thi đánh giá. Bài kiểm tra cũng phải triển khai từ mức độ dễ đến mức độ cao hơn để các em làm quen dần để tránh tình trạng các em bị điểm số quá thấp khiến tâm lý các em trở nên lo lắng, tạo áp lực học tập lớn. Bởi vì theo nhiều giáo viên, so với trước kia khi các em không phải chấm điểm cấp 1 và cũng chưa quen với các điểm số thấp thì khi lên cấp 2 với các em, kể cả với phụ huynh đó là một cú sốc, thậm chí có những em nhận được điểm 7 là điều chưa từng xảy ra và với giáo viên muốn cho các em tâm lý thoải mái ngay từ đầu năm học thì lại cũng phải điều chỉnh. Đấy là chưa kể đến việc, đến thời điểm này, chưa thể đánh giá rõ ràng hiệu quả của phương pháp mới, nhưng thực tế cho thấy cả phụ huynh và học sinh đều dửng dưng hơn với chuyện học. Nếu như những năm học trước, vào thời điểm giáp kỳ kiểm tra, giáo viên thường xuyên nhận được điện thoại hỏi han về nội dung, cách thức ôn tập ra sao nhưng áp dụng phương pháp mới thì rất hiếm. Còn với học sinh học kém, thiếu ý thức thì phương pháp mới càng thiếu sự đôn đốc, giám sát.
Theo các chuyên gia giáo dục, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ nguyên chủ trương không chấm điểm thì cần cho một lộ trình rõ ràng. Tránh để tình trạng học sinh sốc, phụ huynh lo lắng, cô giáo thì lúng túng xoay sở làm sao cho học sinh làm quen với hình thức chấm điểm. Điều này rõ ràng đã và đang gây nên những xáo trộn không nhỏ cho học sinh và cả giáo viên. Đã đến lúc cần có hướng dẫn cụ thể, tránh tình trạng “thả lỏng” ở bậc tiểu học, nhưng lại gây
áp lực cho các em khi bước vào lớp 6 với nhiều môn học hơn và cách đánh giá điểm số hoàn toàn khác khiến học sinh lo lắng, áp lực, ảnh hưởng đến chính chất lượng và kết quả học tập của các em.
Mạnh Kha