Trên số báo 143 ra ngày 7/9, báo Sức khoẻĐời sống đã đăng bài “Bảo hiểm y tế học sinh sinh viên: Linh hoạt trong cách đóng”...
Trên số báo 143 ra ngày 7/9, báo Sức khoẻ&Đời sống đã đăng bài “
bảo hiểm y tế">
bảo hiểm y tế học sinh sinh viên: Linh hoạt trong cách đóng”, tuy nhiên, ngay sau khi bài báo đăng tải, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến quan tâm của các bậc phụ huynh đề nghị làm rõ hơn về những nội dung liên quan đến
bảo hiểm y tế">
bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh sinh viên (HSSV). Để rộng đường dư luận, ngày 8/9, phóng viên báo Sức khoẻ&Đời sống đã tiếp tục trao đổi với TS. Lê Văn Khảm - Phó Vụ trưởng Vụ
bảo hiểm y tế, Bộ Y tế xung quanh vấn đề đang được đông đảo các bậc phụ huynh quan tâm này.
: Theo Luật BHYT sửa đổi, bắt đầu từ năm nay, mức đóng BHYT tăng từ 3% lên 4,5% mức lương cơ bản, tức là tăng gần 150.000 đồng/1 năm. Đầu năm học mới, nhiều trường học đã tiến hành thu tiền tham gia BHYT HSSV theo hình thức 15 tháng, gồm 3 tháng cuối của năm nay và 12 tháng năm 2016 nên số tiền phải đóng tăng cao hơn nhiều so với mọi năm. Cùng một lúc đóng nhiều khoản phí đầu năm học đã khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Về vấn đề này, quan điểm của ông thế nào?
: Việc tổ chức thu, đóng BHYT cho các đối tượng tham gia BHYT, trong đó có HSSV đã được liên Bộ Y tế và Tài chính hướng dẫn trong thông tư liên bộ. Theo hướng dẫn mới này thì việc thu BHYT sẽ được thực hiện theo năm tài chính (nghĩa là từ mùng 1/1 - 31/12 hàng năm) thay vì trước đây thu BHYT HSSV theo năm học. Khi bắt đầu thực hiện hướng dẫn mới này trong năm thì phát sinh một giai đoạn chuyển tiếp, cụ thể là từ nay đến hết năm 2015. Chính vì vậy mà nhiều nơi muốn tạo thuận lợi cho việc thu, đóng BHYT, giảm thời gian cũng như thủ tục hành chính nên có trường học đã thu luôn phí BHYT của 3 tháng đầu năm nay, lẫn 12 tháng của năm sau. Việc thu như thế vô tình tạo ra áp lực ban đầu khi các gia đình phải đóng nhiều khoản tiền cho con vào đầu năm học.
: Thưa ông, được biết, trước đó các cơ quan chức năng liên quan cũng đã đưa ra những giải pháp cho vấn đề “nóng” này, nhưng dường như quy định vẫn chưa đi vào cuộc sống?
: Đúng như bạn nói, trước đó đã có giải pháp để khắc phục điều này. Bởi lẽ BHXH Việt Nam đã có hướng dẫn chung rằng việc tham gia BHYT có thể đóng phí theo chu kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Như vậy, với mỗi địa phương, Sở GD&ĐT, các nhà trường cũng như cơ quan BHXH tỉnh có thể thống nhất cách thu, có thể trong năm 2015 thu 3 tháng, sau đó sang năm 2016 chúng ta thu 6 tháng hoặc 12 tháng để giảm áp lực nộp tiền đầu năm học. Dù thực hiện thu theo hình thức nào thì điều quan trọng là phải thông tin cho các bậc phụ huynh biết, từ đó họ có kế hoạch cụ thể.
: Liên quan đến việc nâng mức đóng BHYT của HSSV lên 4,5%, nhiều dư luận cho rằng mức đóng này là cao và họ cho rằng đa số thẻ BHYT HSSV đều không được sử dụng?
: Chúng ta nói cao hay thấp phải phân tích khía cạnh quyền lợi khi tham gia đảm bảo như thế nào. Thu cao phạm vi quyền lợi chắc chắn lớn hơn, chất lượng dịch vụ sẽ tốt hơn, đã được tính toán cân đối khả năng đáp ứng của hộ gia đình. Luật cho phép chúng ta điều chỉnh mức thu tới 6% mức lương cơ sở với nhóm HSSV. Nhưng trước mắt chỉ thu tới 4,5% vì cân đối điều kiện kinh tế xã hội.
Nhiều phụ huynh băn khoăn khi điều chỉnh mức đóng, quyền lợi của học sinh có được điều chỉnh theo hay không, chất lượng dịch vụ có thay đổi không. Cái này đã thể hiện rất rõ trong văn bản luật, nhiều nội dung dịch vụ khám chữa bệnh trước BHYT không chi trả được vì điều kiện tài chính của quỹ, tuy nhiên giờ đã mở rộng ra và HSSV sẽ có quỹ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Việc đóng BHYT cũng là cách để người dân, học sinh chia sẻ với bạn bè cùng trang lứa, người bệnh khác khi họ phải sử dụng tới dịch vụ của BHYT.
Có người nói, con tôi bao nhiêu năm đóng BHYT nhưng mấy khi dùng. Tôi nghĩ đó là điều rất hạnh phúc, may mắn. Chúng ta không ai muốn sử dụng dịch vụ y tế trừ khi bắt buộc phải có nhu cầu. Còn chúng ta không dùng tức là chúng ta đang chia sẻ trách nhiệm với xã hội, cộng đồng vì ý nghĩa của BHYT là sẻ chia, là nhân văn sâu sắc.
Vậy đối với những trường hợp đặc biệt như học sinh lớp 12 và sinh viên năm cuối đại học thì sẽ thu tiền tham gia BHYT theo hình thức như thế nào, thưa ông?
: Đối với học sinh lớp 12 và sinh viên đại học năm cuối thì thẻ BHYT có thời hạn sử dụng từ ngày 1/1 đến ngày cuối của tháng kết thúc năm học đó.
: Xin ông cho biết, sau thời gian ra trường thì HSSV tham gia BHYT như thế nào để đảm bảo các em không bị gián đoạn?
: Thứ nhất là nếu không còn là HSSV nữa thì sẽ tham gia BHYT theo hộ gia đình hoặc nếu học xong đi làm thì tham gia theo đối tượng người lao động. Nếu tham gia BHYT gián đoạn 3 tháng liên tục thì quyền lợi sẽ không bằng người tham gia liên tục 5 năm. Theo quy định của Luật BHYT, có nhiều đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu mà họ đã tham gia BHYT 5 năm liên tục, mà số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, tức là khoảng gần 7 triệu đồng thì không phải cùng chi trả nữa mà lúc đó Quỹ BHYT chi trả. Như vậy, những người tham gia BHYT 5 năm liên tục sẽ có lợi hơn.
: Xin cảm ơn ông!
(thực hiện)