Khi bé Phương Thủy (Hà Nội) được 15 tháng tuổi, bố mẹ bắt đầu lo lắng vì thấy con trầm lặng khác thường. Bé không biết nhìn theo khi người khác gọi, không giật mình khi có tiếng động to và cũng không bi bô những tiếng quen thuộc như trẻ cùng lứa tuổi. Gia đình đưa con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Ở cả hai nơi, bé đều được chẩn đoán điếc mức độ sâu.
Chị Nga, mẹ bé Phương Thủy, tâm sự: “Ban đầu, khi biết tin con bị bệnh, hai vợ chồng hết sốc lại dằn vặt lẫn nhau. Nhưng rồi thấy tự trách móc bản thân cũng chẳng giải quyết được gì, cả hai lại động viên nhau để chữa bệnh cho con”. Tại Trung tâm Thính học Bệnh viện Nhi Trung ương, Phương Thủy được chỉ định đeo máy trợ thính kết hợp trị liệu ngôn ngữ trong 6 tháng nhưng không có kết quả. Tháng 6/2010, các bác sĩ quyết định cấy điện cực ốc tai cho cháu.
Bé Phương Thủy cùng mẹ tại Trung tâm Thính học - Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2012. Ảnh: Bệnh viện Nhi trung ương. |
Sau khi phẫu thuật thành công, đều đặn 2 lần mỗi tuần, ngày nắng cũng như ngày mưa, vợ chồng chị Nga đưa con đến trị liệu ngôn ngữ tại Trung tâm Thính học. Con thì học nghe, học nói, mẹ quan sát rồi học phương pháp dạy để về luyện cho con. Chị Nga cho biết, thời gian đầu, cả mẹ và chuyên viên trị liệu đều rất vất vả, thậm chí có lúc đã nản vì bé Phương Thủy không hợp tác và tiến bộ rất ít. Nuôi một đứa trẻ bình thường đã vất vả, dạy dỗ trẻ khuyết tật lại càng gian nan. Mỗi ngày, dù công việc bận rộn đến mấy, vợ chồng chị Nga cũng cố gắng dành một tiếng để luyện tập cho bé.
Để khuyến khích phản xạ nghe - nói của con, bố mẹ luôn ý thức vừa làm việc nhà vừa tích cực nói chuyện với con để bé tập nghe. Để có thể hiểu được một từ, trẻ có thính giác bình thường cũng phải lắng nghe từ đó hàng ngàn lần, trong nhiều tình huống khác nhau. Vì vậy, có thể hình dung khối lượng công việc khổng lồ mà bố mẹ Phương Thủy phải làm để bé có được vốn từ nho nhỏ.
Nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình và chuyên viên trị liệu, sau 4 năm miệt mài tập luyện, từ một trẻ không có âm thanh, nay bé Phương Thủy 5 tuổi đã có thể nghe cô giáo đọc rồi kể lại trọn vẹn một câu chuyện và trả lời các câu hỏi liên quan tới câu chuyện đó. Khả năng phát âm của Phương Thủy cũng được cải thiện rõ rệt, mọi người đã có thể hiểu bé nói gì, cần gì.
“Sang năm tới Phương Thủy được 6 tuổi, sẽ vào lớp 1. Cả nhà vẫn đang nỗ lực cùng con để bé có thể đến trường tự tin hòa nhập với các bạn”, chị Nga tâm sự.
Qua 4 năm miệt mài luyện tập, hiện nay, Thủy đã có thể nghe, kể lại một câu chuyện và trả lời các câu hỏi liên quan đến câu chuyện đó. Ảnh: Lê Mai. |
Trẻ khiếm thính ở mức điếc nặng, điếc sâu vẫn có cơ hội học nghe - nói theo cách bình thường nếu được mang máy trợ thính hoặc phẫu thuật cấy ốc tai điện tử (khi máy trợ thính tỏ ra không hiệu quả). Tuy nhiên, các thiết bị này sẽ không thể phát huy tác dụng nếu trẻ không được luyện nghe - nói đúng cách.
Ốc tai điện tử gồm một thiết bị giúp chuyển đổi âm thanh thành những tín hiệu điện và một điện cực chuyển các tín hiệu điện này vào trong ốc tai. Thần kinh thính giác trong tai bị kích thích sẽ truyền tín hiệu lên não, giúp trẻ nghe được âm thanh. Quá trình luyện nghe nói sau đó giúp rèn luyện não để trẻ hiểu được những âm thanh này.
- Tuổi can thiệp trị liệu ngôn ngữ, tần suất trị liệu, phương pháp truyền đạt của giáo viên, trí tuệ của bé và đặc biệt là sự phối hợp của gia đình trong việc luyện tập cho trẻ tại nhà.
Chị Nguyễn Thị Thanh, chuyên viên trị liệu ngôn ngữ tại Trung tâm Thính học Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trị liệu ngôn ngữ cần được thực hiện sớm sau khi cấy ốc tai điện. Việc này giúp mang lại cho trẻ cơ hội sống bình thường như các bạn. Đây là một hành trình dài và gian nan, đòi hỏi chuyên viên trị liệu và cha mẹ phải hết sức kiên nhẫn với trẻ.
Theo chị Thanh, gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thành công của phương pháp điều trị này. Trên thực tế, thời gian bé tiếp xúc với các chuyên viên trị liệu chỉ có hạn (1-3 buổi một tuần), trong khi trẻ gắn kết chủ yếu với cha mẹ thông qua các hoạt động tương tác diễn ra ở nhà. Các bé cần được thông cảm, yêu thương, được cư xử như với những trẻ bình thường khác. Ngoài ra, trẻ cũng cần được chăm sóc về sức khỏe thể chất và tinh thần nói chung, tạo điều kiện cho những tiến bộ của ngôn ngữ.
Có khá nhiều phương pháp phục hồi ngôn ngữ cho trẻ sau cấy điện cực ốc tai, ví dụ các phương pháp đọc môi, giao tiếp tổng hợp hay luyện nói thông qua đường thính giác (phương pháp AVT hay Auditory-verbal therapy). Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng phương pháp AVT.
Theo các nhà chuyên môn, AVT phù hợp với các bé được cấy thiết bị ốc tai điện tử sớm và giúp "đánh thức" thính giác của trẻ một cách hiệu quả nhất. Năm bước chính của AVT bao gồm:
Thông thường, trẻ thường mất 2-3 năm để thành thạo các bước 1-4 sau đó tiến tới bước nghe hiểu nâng cao. Ở bước cuối cùng này, trẻ được tập nghe âm thanh trong môi trường nhiều tạp âm (giờ ra chơi, trong phòng đông người), qua thiết bị điện tử (điện thoại, băng đĩa).
- Bước 2: Đưa ra nhiều bức tranh trong đó có bức tranh vẽ mũ, yêu cầu bé nghe và chỉ đúng chiếc mũ trên hình.
- Bước 4: Hỏi “Mũ của cháu đâu?” - kích thích giao tiếp hai chiều giữa trẻ và nhân viên trị liệu hoặc với người thân.