Cây thuốc quanh ta hôm nay

Giáng hương, cây Thuốc điều kinh

Ở Campuchia, rễ cây Giáng hương, phối hợp với những vị Thuốc khác, dùng để điều kinh, Dịch đỏ chảy ra từ vỏ cây, nếu sấy khô sẽ cho một chất nhựa

Giáng hương, Giáng hương quả to - Pterocarpus macrocarpus Kurz., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây gỗ cao 25 - 30cm. Lá kép lông chim; lá chét tới 13 mờ, có lông, màu tro ở mặt trên. Hoa thành chùm ở nách lá, dài 9cm hay hơn. Quả rộng 6 - 7cm, có răng nằm ở dưới các hạt tách với cuống quả bởi một đường thẳng 2cm. Gờ lồi gần như ở giữa, nối với cuống bởi một cạnh hơi gập vào.

Quả tháng 1 - 2.

Bộ phận dùng

Nhựa và rễ cây - Resina et Radix Plerocarpi Macrocarpi.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố từ Mianma tới Nam Việt Nam và Campuchia. Ở nước ta, cây thường gặp trong rừng thưa từ Đắc Lắc, Khánh Hoà tới Đồng Nai.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở campuchia, rễ cây giáng hương, phối hợp với những vị Thuốc khác, dùng để điều kinh. dịch đỏ chảy ra từ vỏ cây, nếu sấy khô sẽ cho một chất nhựa, được sử dụng để trám răng. nhựa cây này cũng có thể dùng để nhuộm. gỗ giáng hương có màu nâu hồng mịn, đẹp và thơm, thường được dùng đóng gỗ quý.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/giang-huong-cay-thuoc-dieu-kinh/)

Tin cùng nội dung

  • Cây được dùng chữa Phong thấp, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh, dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết, rắn độc cắn
  • Đồng bào Dao ở Bắc Thái dùng làm Thu*c chữa vô sinh do viêm tắc buồng trứng. Họ cũng thường dùng cho phụ nữ tắm sau khi đẻ cho mau lại sức
  • Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được trồng từ thấp cho đến 1000m, lấy bóng mát dọc các đường đi, trước sân nhà. Có thể thu hái rễ và lá quanh năm
  • Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ. Hoa khô được dùng như Thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh
  • Rễ nghiền ra dùng duốc cá, Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh, Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa
  • Cây mọc tự nhiên ở rừng miền Bắc và miền Trung Việt Nam từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, tới Lâm Đồng
  • Hải Thượng Lãn Ông đã nhận định: “Cây sen đượm khí thơm trong lành của trời đất, nên củ, lá, hoa, tua, vỏ, quả, ruột đều là vị Thu*c hay”.
  • Rối loạn kinh nguyệt hay còn gọi là kinh nguyệt không đều là tình trạng ở người phụ nữ còn trong độ tuổi sinh nở....
  • Nhân dân có câu “Nam bất thiểu trần bì, nữ bất ly hương phụ”, để nói lên tầm quan trọng của hương phụ trong chữa bệnh cho chị em.
  • Các danh y của Trung-Quốc qua các thời đại: Đường, Tống,Minh,Thanh cho rằng lưu ký nô có công hiệu phá huyết, hạ chướng đầy, trị tổn thương, điều kinh
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY