Ẩm thực hôm nay

Bảo bối đông y giúp điều kinh

Các danh y của Trung-Quốc qua các thời đại: Đường, Tống,Minh,Thanh cho rằng lưu ký nô có công hiệu phá huyết, hạ chướng đầy, trị tổn thương, điều kinh
Các danh y của Trung-Quốc qua các thời đại: Đường, Tống,Minh,Thanh cho rằng lưu ký nô có công hiệu phá huyết, hạ chướng đầy, trị tổn thương.

Nhân dân gọi Lưu ký nô là rễ giáng. Tên khoa học là Senecio palmatus Pall. Đó là hoa, hạt, dọc, lá cây. Lưu ký nô thuộc hoa Cúc, thường mọc khoảng khe suối, núi đồi. Lưu ký nô là loại cỏ tự mọc do có rễ ngầm, hoặc nhà trồng. Mùa xuân nẩy mầm cao 1,2-1,5 mét, lá mọc xen kẽ, dạng bàn tay xòe, thô ráp, mé cạnh lá có răng cưa nhỏ; mùa hè từ thân chia cành, nở cánh hoa đơn sắc vàng to 1,6 – 1,8cm. Thu hái vào tháng 6-7. Khi hái, bỏ dọc, lá, chỉ dung quả, lấy vải xát bỏ vỏ mỏng cho sạch sẽ, cho rượu vào nấu trong 6 tiếng đồng hồ, phơi khô để dùng.

Theo đông y, lưu ký nô đắng ấm không độc. Công hiệu phá ứ hoạt huyết thông kinh nguyệt, chữa vết Đ*m ch*m.; chủ trị các bệnh của phụ nữ sau khi đẻ, ngừng vết Đ*m ch*m ra máu rất công hiệu. Trong Lĩnh nam bản thảo, Lãn Ông nói :

“ Rễ giáng trong rừng gọi Lưu ký nô

Chữa phường độc dược chẳng còn lo

Phụ nhân ngâm rượu thường xuyên uống

Điều huyết tiêu đờm khỏi thũng phù

Đun cùng bạch mật phòng ho hắng

Vị mát mà ôn, huyết hoat, thu”.

Bài này ý nói : công dụng của vị Thu*c gồm chữa các loại Thu*c độc. Đàn bà ngâm rượu uống thì điều kinh, tiêu đờm. khoi phù thũng. Đun cung mật trắng uống chữa ho.Vì nó mát mà khí ấm nên hoạt huyết, thu nhiếp máu.

Các danh y của Trung-Quốc qua các thời đại: Đường, Tống,Minh,Thanh cho rằng lưu ký nô có công hiệu phá huyết, hạ chướng đầy, trị tổn thương. Tính nó đắng ấm giỏi phá ứ, tuyên thong, chuyên trừ máu xấu, đắp ngoài yên đau, ngừng ra máu, chữa mọi bệnh sau đẻ máu ứ chưa sạch, đại tiểu tiện ra máu, tâm bụng kết đau, trưng hà kinh bế. Nhưng lưu ký nô chuyên về công phá; không phải chứng thực thì không nên dùng.

Bài Thu*c chữa bệnh có chứa lưu ký nô:

-Trị đại tiểu tiện ra máu : Lưu ký nô nghiền nhỏ ngầy uống 2 lần, mỗi lần 3 gam với nước trà.

-Trị dập ngã bị đánh tổn thương máu ứ trong bụng:

Dùng lưu ký nô, cốt toái bổ, diên hồ sách, mỗi vị 32g, nước 2 lit sắc còn 1,5 lít, cho rượu 100ml. và đồng tiện 100ml, uống ấm.

-Trị huyết khí chướng đầy : Dùng hoa và quả lưu ký nô nghiền nhỏ mỗi lần uống 10 gam với rượu.

-Trị hoắc loạn thành lỵ: dùng cỏ lưu ký nô sắc uống.

-Trị bỏng lửa, bỏng nước : khi bị bỏng, trước hết dùng lông gà đã sát trùng bằng nước sôi hoặc cồn 90 độ nhúng nước cháo gạo nếp phết lên vết bỏng, hoặc lấy muối bột rắc lên vết bỏng giúp cho thịt không hư hoại, sau đó mới rắc lưu ký nô đã giã nhỏ.

-Trị phong vào miệng bị lở loét sưng đau : lưu ký nô nghiền nhỏ thấm vào vết loét.

-Trị trẻ con khóc dạ đề : lưu ký nô 16g. địa long sao 0,32g. cam thảo 1 đoạn 4cm, săc nước cho bé uống.chút ít.

-Trị đi lỵ ra chất đỏ trắng ; lưu ký nô, ô mai, gừng, lượng các vị bằng nhau, sắc nước uống. Lỵ đỏ thì tăng lượng ô mai; Lỵ trắng thì tăng vị gừng.

Kiêng kỵ : phàm không phải ứ trệ, không phải chứng thực cấm dùng.

Lương y Minh Chánh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bao-boi-dong-y-giup-dieu-kinh-6432.html)
Từ khóa: điều kinh

Chủ đề liên quan:

điều kinh

Tin cùng nội dung

  • Cây được dùng chữa Phong thấp, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh, dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết, rắn độc cắn
  • Đồng bào Dao ở Bắc Thái dùng làm Thu*c chữa vô sinh do viêm tắc buồng trứng. Họ cũng thường dùng cho phụ nữ tắm sau khi đẻ cho mau lại sức
  • Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được trồng từ thấp cho đến 1000m, lấy bóng mát dọc các đường đi, trước sân nhà. Có thể thu hái rễ và lá quanh năm
  • Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ. Hoa khô được dùng như Thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh
  • Ở Campuchia, rễ cây Giáng hương, phối hợp với những vị Thuốc khác, dùng để điều kinh, Dịch đỏ chảy ra từ vỏ cây, nếu sấy khô sẽ cho một chất nhựa
  • Rễ nghiền ra dùng duốc cá, Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh, Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa
  • Cây mọc tự nhiên ở rừng miền Bắc và miền Trung Việt Nam từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, tới Lâm Đồng
  • Hải Thượng Lãn Ông đã nhận định: “Cây sen đượm khí thơm trong lành của trời đất, nên củ, lá, hoa, tua, vỏ, quả, ruột đều là vị Thu*c hay”.
  • Rối loạn kinh nguyệt hay còn gọi là kinh nguyệt không đều là tình trạng ở người phụ nữ còn trong độ tuổi sinh nở....
  • Nhân dân có câu “Nam bất thiểu trần bì, nữ bất ly hương phụ”, để nói lên tầm quan trọng của hương phụ trong chữa bệnh cho chị em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY