Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hà Nội: 28.8% người chưa tiêm vắc xin mắc Covid-19 trong vòng hơn 1 tuần, đừng chạy theo thành tích

'Chúng ta không chạy theo thành tích 100% dân số địa bàn mình đã tiêm mà cần khẳng định chúng ta đã 'sót' một số trường hợp trong 2 đợt tiêm chủng vừa qua'

Theo thống kê của sở y tế hà nội, từ ngày 21/11 đến 29/11, hà nội phát hiện 2.267 ca nhiễm, trong số này người đã tiêm hai mũi là 1.402 trường hợp (61,8%), 213 trường hợp tiêm một mũi (9,4%).

Từ số liệu này, pgs. ts nguyễn lân hiếu cho rằng, nếu làm phép trừ đơn giản sẽ có 652 trường hợp (28.8%) người chưa tiêm mũi nào bị nhiễm covid-19 trong vòng hơn 1 tuần qua.

“gần 30% số người bị nhiễm trên tổng số rất ít người hà nội chưa tiêm là con số cần lưu ý. để dễ hiểu lấy 652 chia cho giả dụ 10 nghìn người chưa tiêm thì lớn hơn rất nhiều 1.402 chia cho hơn 6 triệu người hà nội.

Điều này khẳng định tỷ lệ mắc covid-19 ở người đã tiêm đủ vắc xin thấp hơn rất rất nhiều lần người chưa được tiêm chủng”, pgs. ts nguyễn lân hiếu phân tích.

Ông dẫn chứng tại bệnh viện điều trị người bệnh covid-19 cơ sở hoàng mai, nơi bv đh y được giao phụ trách cho thấy 86% bệnh nhân nguy kịch (thở hfnc, thở máy không xâm nhập hoặc xâm nhập) cũng chưa được tiêm vắc xin phòng covid-19.

Bệnh viện Đức Giang điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng trên địa bàn TP Hà Nội 

Chung quan điểm này, ts. bs nguyễn văn thường, bệnh viện đa khoa đức giang - bệnh viện được hà nội phân tầng 3 điều trị bệnh nhân covid-19 nặng trên địa bàn cho biết, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do mắc covid-19 chưa tiêm vắc xin chiếm khoảng 31%, trong số này 11% là người lớn và 20% là trẻ em.

Số bệnh nhân mắc covid-19 chưa tiêm vắc xin đang được điều trị tại bệnh viện chủ yếu là trẻ em dưới 18 tuổi. đây là độ tuổi mà thời gian trước chưa đủ tuổi để tiêm vắc xin.

Giám đốc BV Đức Giang nhận định về cơ bản bệnh nhân chuyển nặng giảm rất nhiều. Trước đây bệnh nhân chuyển nặng, phải thở oxy chiếm khoảng 5% bây giờ chỉ còn 0,5 - 1%.

Sau khi hà nội thực hiện nghị quyết 128, ông thường nhận định thời gian tới, bệnh nhân mắc covid-19 sẽ còn tăng, tuy nhiên tình trạng nặng sẽ đỡ.

“đỡ ở đây là đỡ tỷ lệ % diễn biến nặng chứ không phải đỡ giá trị tuyệt đối. vì hà nội hiện vẫn còn vài % người dân chưa tiêm vắc xin. những người chưa tiêm thuộc hai nhóm: thực sự không muốn tiêm (anti vắc xin) và những người trong chiến dịch tiêm chủng của hà nội họ mắc bệnh hoặc các lý do do không tiêm được”, ông thường cảnh báo.

Dù vắc xin covid-19 hiệu lực không cao bằng nhiều loại vắc xin khác tuy nhiên theo giám đốc bv đức giang nó lại làm giảm tỷ lệ nặng, thứ hai giảm tỷ lệ nhiễm. hiện nay nếu tiêm đủ 2 mũi theo các báo cáo trên thế giới thì tỷ lệ nhiễm chỉ khoảng 12- 13% thôi. như vậy giảm 80- 87% nhiễm bệnh đối với người đã tiêm đủ mũi vắc xin.

Ngoài ra, tỷ lệ nặng nếu trước kia chưa tiêm vắc xin thì 20% bệnh nhân có triệu chứng trung bình và nặng thì bây giờ sau khi tiêm rồi thì hơn 90% có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Chỉ còn 8-10% là có triệu chứng trung bình và nặng. Trong số này chuyển nặng 1% trong khi đó trước đây là 5%.

Từ những thực tế này, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu kiến nghị một số việc cần làm sớm.

Thứ nhất, tổng kiểm tra những đối tượng chưa tiêm để tiêm phòng Covid- 19. “Chúng ta không chạy theo thành tích 100% dân số địa bàn mình đã tiêm mà cần khẳng định chúng ta đã “sót” một số trường hợp trong 2 đợt tiêm chủng vừa qua”, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu bày tỏ.

Thứ hai, theo giám đốc bv đh y hà nội là cần rà soát toàn bộ quy trình tiêm chủng để tránh những biến cố đã xảy ra. chương trình lớn sẽ có những khâu thiếu sót, để lặp lại lỗi đã gặp, người dân sẽ khó tha thứ.

Thứ ba, cần nghiên cứu tác dụng bảo vệ của từng loại vắc xin đã sử dụng và sớm đề ra chiến lược cho tương lai. Tiêm mũi thứ 3 cho đối tượng nào, loại gì, lúc nào…

“Nguy cơ làn sóng mới đã hiện hữu nhưng khác với đợt “thảm khốc” vừa tràn qua, chúng ta đã có sự chuẩn bị kỹ hơn vậy đừng để những sai lầm phi khoa học làm nền kinh tế vừa gượng dậy lại có nguy cơ chao đảo”, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu bày tỏ.

Về phía người dân, TS Nguyễn Văn Thường  lưu ý, với nhóm người chưa tiêm vắc xin nên nhanh chóng tiêm, đối với người đã tiêm từ 1 mũi vắc xin vẫn cần phải tuân thủ các biện pháp 5K để tránh lây, nhiễm bệnh cho bản thân đặc biệt là cho nhóm người chưa tiêm đủ vắc xin.

N. Huyền 

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/ha-noi-28-8-nguoi-chua-tiem-vac-xin-mac-covid-19-trong-vong-hon-1-tuan-dung-chay-theo-thanh-tich-399160.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY