Kinh tế xã hội hôm nay

Hà Nội: 7 nhiệm vụ, giải pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19

Thành phố xác định trong 2 tuần tới sẽ là giai đoạn cao điểm, cần phải tập trung mọi nguồn lực phòng chống dịch.

Ngày 26/3, UBND thành phố ban hành Thông báo số 291/TB-UBND thông báo kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban Chỉ đạo về phòng, bệnh COVID-19, thành phố Hà Nội, tại phiên họp số 25.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của TP Hà Nội giao ban trực tuyến (phiên thứ 25) chiều 25/3

Theo thông báo kết luận, trong thời gian ngắn, thế giới ghi nhận 198 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 420.000 ca nhiễm. Một số nước đã thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm ngăn chặn việc lây nhiễm, trong đó có biện pháp pháp cách ly và ngăn chặn nguồn lây nhiễm, đây là biện pháp có hiệu quả nhất trong tình hình hiện nay, phải áp dụng quyết liệt, triệt để mới mang lại hiệu quả.

Việt Nam đã có 148 ca nhiễm trên 21 tỉnh/Thành phố và đang tiếp tục tăng lên hàng ngày, nguồn lây nhiễm đến từ rất nhiều nước. Nguy cơ lây nhiễm trong nước bắt đầu xuất hiện và trở thành ổ dịch có nguy cơ bùng phát.

Tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã vận chuyển 12.476 người, đã thực hiện cách ly tập trung tại các cơ sở quân đội và dân sự. Đã thực hiện rà soát và thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các công dân Việt Nam về nước, từ ngày 07/3 đến 12h00, trưa 25/3.

Các nguồn lây nhiễm chính trên địa bàn Thành phố:

Công dân trong quá trình di chuyển, tiếp xúc người bệnh nhưng không có dấu hiệu biểu hiện của bệnh.

Số công dân nước ngoài và công dân Việt Nam đi lại từ các nước vùng dịch về Việt Nam trước thời gian 0h00, ngày 14/3/2020, đối với Châu Âu và trước 0h00, ngày 18/3/2020 đối với Châu Á và trước 0h00, ngày 21/3/2020, từ các nước trên Thế giới.

Lây nhiễm chéo từ các cơ sở cách ly tập trung, cách ly (F1) và khám, chữa bệnh tại Bệnh viện.

Số công dân đi từ Châu Âu, Đông Nam Á, đặc biệt là các nước sát Việt Nam đã có dịch bệnh.

Trước tình hình nêu trên, Thành phố xác định trong 02 tuần tới sẽ là giai đoạn cao điểm, cần phải tập trung mọi nguồn lực. UBND Thành phố yêu cầu:

1. Các quận, huyện, thị xã cần nhận định rõ các nguồn lây nhiễm nêu trên để có công tác tuyên truyền và phòng ngừa hiệu quả.

Một du khách tản bộ trên phố cổ Hà Nội, phía sau lưng là dãy hàng quán đã đóng cửa theo yêu cầu của TP

2. Khuyến cáo người thân, người nhà của người đang thực hiện cách ly tập trung không gửi quà tại các cơ sở cách ly tập trung của Thành phố, trường hợp không tuân thủ yêu cầu lực lượng chức năng xử lý theo quy định. Đối với các trường hợp không thực hiện hoặc trốn cách ly yêu cầu xử phạt ở mức cao nhất theo quy định.

3. Sở Y tế đảm bảo các trường hợp tập trung hoặc tại nhà đều phải được thông báo đến cơ sở y tế để được xét nghiệm, có biện pháp áp dụng triệt để.

4. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội khẩn trương đẩy nhanh công tác lấy mẫu xét nghiệm, đảm bảo đạt 2.000-2.500 mẫu/ngày.

5. Thành phố yêu cầu tất cả các cửa hàng dịch vụ, quán bar, nhà hàng, cơ sở tập Gym, Thể dục thể thao, thể hình... trên địa bàn (trừ các cơ sở cung cấp các mặt hàng thiết yếu) đều phải đóng cửa, trước mắt đến 05/4/2020.

6. Chỉ lưu thông 20% xe buýt phục vụ giao thông công cộng, khuyến cáo người dân không nên sử dụng tại thời điểm hiện nay.

Phát bánh mì và nước cho hành khách trong khi chờ về nơi cách ly tại sân bay Nội Bài - Ảnh: Phan Công/nld.com.vn

7. TP đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo Bệnh viện Bạch Mai lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế Bệnh viện.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải quyết tâm để không có đến 1.000 ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam

Thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để những người bệnh, người nhà người bệnh đã khám, điều trị tại các khoa: khoa tim mạch, thần kinh, Trung tâm nhiệt đới từ ngày 12/3/2020 đến nay, đến các cơ sở y tế gần nhất để khai báo sức khỏe y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đồng thời, phải được lấy mẫu xét nghiệm ngay để sàng lọc, cách ly. UBND quận Đống Đa chỉ đạo các lực lượng đảm bảo công tác an ninh trật tự xung quanh bên ngoài Bệnh viện Bạch Mai...

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/ha-noi-7-nhiem-vu-giai-phap-cap-bach-phong-chong-dich-covid-19-20200327200914393.htm)

Tin cùng nội dung

  • Hiện nay sự hoành hành của đại dịch Ebola đang đe dọa châu Phi và thế giới.
  • Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Xuất tinh sớm là một dạng chung trong hệ thống rối loạn cương dương, được lý giải với nhiều quan điểm khác nhau.
  • Khó tiêu là rối loạn tiêu hóa thường gặp, nhất là trong thời ăn nhanh, uống vội hiện nay. BSCK2 Trần Ánh Tuyết, chia sẻ một số giải pháp khắc phục tình trạng trên.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY