Kinh tế xã hội hôm nay

Hà Nội: Người dân xuất hiện tư tưởng chủ quan trong phòng chống dịch bệnh

(MangYTe) - Quy định về cách ly xã hội nhằm phòng, chống dịch Covid-19 đã áp dụng được hơn 1 tuần lễ trên khắp cả nước. Thế nhưng những ngày gần đây, nhiều người dân Thủ đô đã tỏ ra chủ quan khi đổ ra đường quá nhiều, thậm chí tập thể dục đông người tại các nơi công cộng.

Người dân tập trung đi bộ tại đường Láng

Sau hơn 1 tuần, nhiều người dân Hà Nội bắt đầu lơ là, chủ quan với việc cách ly xã hội để phòng dịch bệnh. Đường phố những ngày gần đây bắt đầu đông đúc phương tiện hơn; nhiều khu vực công cộng xuất hiện các hoạt động thể dục, thể thao và chỉ khi có sự xuất hiện của lực lượng chức năng đến nhắc nhở, vận động, người dân mới chấp hành.

Có thể thấy nguyên nhân một phần do thời tiết đang ấm dần cộng với việc các ca bệnh mắc Covid-19 có dấu hiệu giảm xuống, điều này làm nhiều người có tâm lý chủ quan với dịch bệnh, "thả lỏng" sau thời gian ở nhà.

Người dân đi bộ ở đây khá nhiều, có nhiều người không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách tối thiểu

Trong khi đó, để đảm bảo phòng chống dịch bệnh, lực lượng chức năng toàn TP đã phải "căng mình" siết chặt các khu vực công cộng; nhắc nhở, tuyên truyền không để người dân tự ý tập thể dục, tập trung đông người, nhằm tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Công an phường Thuỵ Khuê yêu cầu người dân không nên tập thể dục nơi công cộng

Đại diện UBND phường Thành Công có biết, trên địa bàn 3 ngày gần đây có tình trạng nhiều người dân tập trung tập thể dục, thể thao trước cổng công viên Indira - Gandhi. Nắm bắt thông tin, phường đã cử lực lượng xuống chốt trực, đặt loa để tuyên truyền, yêu cầu người dân tạm dừng mọi hoạt động thể dục ngoài trời, khuyến khích nên tập tại nhà.

Ghi nhận tại Hồ Gươm lúc 15h chiều, dù không phải giờ cao điểm có khá nhiều phương tiện di chuyển, nhiều người dân vẫn tranh thủ tập thể dục dưới lòng đường
"Những ngày này người dân nên ở trong nhà và tuân thủ nghiêm chỉnh quy định đến hết thời gian cách ly xã hội. Bởi vì dịch bệnh có thể đã xâm nhập vào cộng đồng, nếu chúng ta không tuân thủ có thể khiến dịch bùng phát", đại diện UBND phường Thành Công nói.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/ha-noi-nguoi-dan-xuat-hien-tu-tuong-chu-quan-trong-phong-chong-dich-benh-380679.html)

Tin cùng nội dung

  • Cách vài tháng lại bị đau vai gáy, chị không đi chữa. Tuần trước, lại đau cứng vùng cổ, vai và cả hai cánh tay, chị Thanh đi khám và hốt hoảng biết mình bị dính khớp ổ bả vai.
  • Thiếu máu não đang có chiều hướng gia tăng mạnh ở người lớn tuổi và gần đây cũng khá phổ biến ở những người trẻ tuổi lao động trí óc, căng thẳng, stress.
  • Hiện nay sự hoành hành của đại dịch Ebola đang đe dọa châu Phi và thế giới.
  • Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY