Kinh tế xã hội hôm nay

Hà Nội nới lỏng cách ly nhưng không chủ quan

MangYTe - Tính đến sáng 22/4, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết đã 6 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mới. Riêng tại Hà Nội đã qua 8 ngày không phát hiện trường hợp nào dương tính. 22/4 cũng là ngày cuối cùng Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội lần thứ hai. Tuy nhiên, không vì thế mà công tác phòng, chống dịch COVID-19 của lực lượng chức năng và người dân Thủ đô lơ là chủ quan.

Không chủ quan trong mọi tình huống

Tính đến trưa 22/4, cả nước đã có 216 bệnh nhân khỏi bệnh (chiếm hơn 80%), số người đang điều trị chỉ còn 52 người, 8 người trong số đó đã có kết quả âm tính 2 lần trở lên với SARS-CoV-2.

Đến thời điểm hiện tại, công tác phòng, chống dịch COVID-19 có nhiều tín hiệu đáng mừng trên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng nhưng phần lớn người dân đều chủ động phòng chống, không lơ là, chủ quan.

Ghi nhận tại Hà Nội trong những ngày qua khi lệnh giãn cách xã hội chưa kết thúc, người dân đã đổ ra đường đông hơn, nhưng chủ yếu ở các nút giao và các khung giờ cao điểm. Tại các tuyến phố trung tâm thành phố đều ghi nhận cảnh vắng vẻ, thậm chí nhiều tuyến phố không có bóng người. Điều này cũng phần nào minh chứng cho việc người dân không chủ quan, lơ là trước dịch COVID-19 và thực hiện nghiêm những khuyến cáo của Chính phủ.

Dù dịch bệnh được kiểm soát, nhưng người dân Hà Nội không chủ quan. ẢNH: LÊ BẢO

Trao đổi với PV, anh Quang Huy - nhân viên văn phòng cho biết: "Nhiều cơ quan, tổ chức sau một thời gian cho nhân viên làm online tại nhà nay đã mở cửa trở lại. Vì vậy, người dân di chuyển ra đường đông hơn, đặc biệt vào các khung giờ cao điểm. Các hoạt động không cần thiết như vui chơi giải trí, tụ tập ăn uống, bản thân tôi không tham gia, kể cả khi Hà Nội hết lệnh cách ly xã hội. Chỉ khi nào dịch kết thúc hoàn toàn thì lúc đó "ăn chơi" mới hoàn toàn thoải mái".

Từ giữa tháng 3/2020 đến nay, việc bắt buộc đeo khẩu trang khi có mặt tại nơi công cộng được người dân chấp hành nghiêm túc. Thậm chí, đa số người coi việc đeo khẩu trang như một biện pháp để phòng, chống dịch bệnh chứ không còn đeo để đối phó như thời gian trước. Nói về điều này, chị Kim Thanh (trú tại chung cư HH Linh Đàm) cho biết: "Đeo khẩu trang khi ra đường, nơi công cộng là cần thiết, phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội trước dịch bệnh".

Nhiều phương án ổn định cuộc sống sau dịch COVID-19

Ông Phạm Ngọc Tưởng (kinh doanh hàng ăn trên phố Trần Quang Diệu) sửa sang lại cửa hàng trước khi mở cửa trở lại.

Trong khi chờ quyết định về việc có tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến 30/4 hay không, thì người dân, đơn vị nhiều địa bàn tại Hà Nội đã và đang lên các phương án để trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thực tế cho thấy, dịch bệnh trong suốt thời gian qua đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân, đặc biệt kinh tế của cá nhân, tổ chức bị suy giảm đáng kể. Trong ngày 21/4, một số đơn vị, cá nhân đã thực hiện các biện pháp để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Đơn cử như gia đình ông Phạm Ngọc Tưởng (số 28 Trần Quang Diệu, Đống Đa) đã sửa sang, sắp xếp lại cửa hàng ăn uống sau gần 1 tháng đóng cửa. Ông Tưởng chia sẻ: "Để phục vụ khách hàng sau khi việc giãn cách xã hội được nới lỏng, tôi quyết định sửa lại tầng 1 gồm các hạng mục như: Sơn sửa, lát lại nền, mua sắm lại một số vật dụng…". Theo ông Tưởng, khi cửa hàng mở cửa trở lại, ông vẫn trang bị nước sát khuẩn, kê bàn ghế cách xa nhau 2m, khuyến khích người dân mua đồ ăn mang về.

Anh Nguyễn Văn Thành (ở tại Nam Định, làm nghề lái xe taxi công nghệ) cho biết: "Suốt thời gian nghỉ ở nhà, tôi đã phải chuyển sang công việc tay chân để đảm bảo thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, tôi cũng kịp bảo dưỡng xe, chuẩn bị thêm khẩu trang nước sát khuẩn phục vụ khách khi dịch vụ taxi, xe công nghệ được hoạt động trở lại".

Chúng ta vẫn tiếp tục phòng chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, không để dịch lan rộng nhưng đồng thời cũng phải ổn định và phát triển. Trong mục tiêu kép đó, vẫn phải quán triệt mục tiêu tuyệt đối là kiểm soát tốt dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan.

Dù dịch bệnh COVID-19 đã và đang là mối đe dọa gây nguy hại to lớn về nhiều mặt đối với mỗi gia đình và toàn xã hội. Nhưng nó cũng là một phép thử về khả năng ứng phó, điều hành của chính quyền; thái độ, bản lĩnh của mỗi người dân nên việc không chủ quan trước dịch là then chốt để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống COVID-19.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, dự kiến cho các cửa hàng kinh doanh trở lại nhưng bắt buộc phải đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch. Ngoài ra, các khu di tích cũng có thể được mở cửa nhưng khách vào tham quan phải tuân thủ các quy định về giữ khoảng cách tối thiểu, bắt buộc đeo khẩu trang. Tuy nhiên, các loại hình kinh doanh như quán bar, karaoke, cơ sở massage… chưa được mở cửa kinh doanh trở lại. Các sự kiện tôn giáo, văn hóa, thể thao tập trung đông người cũng chưa được tổ chức.

Lê Bảo

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/ha-noi-noi-long-cach-ly-nhung-khong-chu-quan-20200423103659426.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Dị ứng thức ăn Chủ quan là nguyDị ứng thức ăn (DƯTA) và các chứng bệnh dị ứng đang gia tăng mạnh trong vài năm gần đây.
  • Con trai tôi bị té trầy chân chảy máu, bà nội cháu vội lấy Thu*c lào đắp vào vết thương. Tôi cản lại vì sợ nhiễm trùng thì bà cho rằng, đắp để cầm máu và vết thương nhanh lành.
  • Cách vài tháng lại bị đau vai gáy, chị không đi chữa. Tuần trước, lại đau cứng vùng cổ, vai và cả hai cánh tay, chị Thanh đi khám và hốt hoảng biết mình bị dính khớp ổ bả vai.
  • Thiếu máu não đang có chiều hướng gia tăng mạnh ở người lớn tuổi và gần đây cũng khá phổ biến ở những người trẻ tuổi lao động trí óc, căng thẳng, stress.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY