Kinh tế xã hội hôm nay

Hà Nội: Nữ sinh Tu tu trong nhà bà nội vì muốn bố mẹ đoàn tụ?

Được biết, trước đó Ng. không có biểu hiện lạ hay mâu thuẫn, xích mích với ai đến mức cùng quẫn phải tìm đến cái ch*t. Sự việc đang được Công an quận Hà Đông tiến hành điều tra.
"Sự việc xảy ra như ngày hôm nay khiến chúng tôi hối hận vô cùng", bố Ng. nói.

Bước vào trong buồng, bà Phạm Thị Bạ (78 tuổi, trú tại quận Hà Đông, TP Hà Nội) sững người khi thấy cháu nội là Phạm Thị Quyên Ng. (sinh năm 2001) treo mình lơ lửng giữa gian nhà. Khi mọi người chạy đến cứu, Ng. đã Tu vong.

Được biết, trước đó Ng. không có biểu hiện lạ hay mâu thuẫn, xích mích với ai đến mức cùng quẫn phải tìm đến cái ch*t. Sự việc đang được Công an quận Hà Đông tiến hành điều tra.

Sáng ngày 8/8, người dân tổ 12, phường Phú Lương, quận Hà Đông nghe thấy tiếng hô lớn phát ra từ nhà bà Phạm Thị Bạ, liền chạy tới. Trước mắt họ là cảnh tượng bà Bạ ngồi run rẩy dưới nền nhà.

Chỉ tay vào trong buồng, bà Bạ nói không ra lời. Khi mọi người đẩy cửa vào thì thấy cháu Phạm Thị Quyên Ng. đang treo mình giữa gian nhà bởi một sợi dây thắt vào cổ. Ông Nguyễn Văn Minh (53 tuổi) có mặt tại hiện trường đã nhanh chóng đưa Ng. xuống đất, nhưng khi ấy thân thể của cô bé đã lạnh toát.

Sự việc nhanh chóng được báo lên cơ quan chức năng và ngay sau đó, Công an Hà Đông đã có mặt. Theo kết luận của Công an quận Hà Đông, Ng. đã tự tìm đến cái ch*t. Gia đình không yêu cầu làm rõ nguyên nhân nên cơ quan chức năng đã không tiến hành giám định pháp y. Đến chiều ngày 8/8, thi thể Phạm Thị Quyên Ng. đã được bàn giao cho gia đình làm lễ mai táng.

Được biết, Ng. đang học lớp 9 tại trường THCS Phú Lương, Q. Hà Đông. Cái ch*t của Ng. khiến người thân và bạn bè choáng váng, bởi theo nhận xét của nhiều người thì Ng. là cô bé ngoan hiền, học lực giỏi. Trước khi tìm đến cái ch*t, Ng. không có biểu hiện gì lạ.

Ông Phạm Văn Minh – công an viên tổ 12 nhận xét: “Cháu Ng. sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng có ý chí vươn lên. Cháu ngoan ngoãn, học giỏi nên được nhiều người quý mến.

Tối trước ngày cháu Ng. Tu tu, tôi còn thấy cháu đến nhà một số người trong tổ 12 chơi đến tận tối muộn mới về. Tâm trạng cháu khi ấy rất vui vẻ, cười đùa với nhiều người, chứ không có biểu hiện gì cho thấy là người muốn tìm đến cái ch*t”.

Kể về cái ch*t của người cháu nội, bà Phạm Thị Bạ đau đớn nhớ lại: “Tối ngày 7/8, cái Ng. ăn cơm tối với tôi rất vui vẻ. Nó còn kể ngày mai phải đi học 3 tiết ở trong thành phố nên chỉ đi chơi quanh đây rồi về sớm nghỉ ngơi.

Cháu nó vui lắm, kể cho tôi nghe đủ mọi chuyện ở lớp, chơi với bạn bè rồi chuyện học tập ra sao. Vì nhà rộng nên hai bà cháu không ngủ cùng nhau, tôi ngủ trên nhà, còn cháu Ng. ngủ dưới buồng.

Đến sáng ngày 8/8, tôi dậy sớm nhưng thấy cửa buồng nơi cháu Ng. ngủ vẫn đóng im. Nghĩ rằng trẻ con nên ngủ mệt, tôi đi ra chợ mua đồ về chuẩn bị bữa sáng cho hai bà cháu. Đến 8h, tôi mở cửa buồng bước vào thì giật mình phát hiện thấy Ng. đã treo cổ Tu tu từ lúc nào”.

Theo tìm hiểu của PV, nữ sinh">nữ sinh Phạm Thị Quyên Ng. có hoàn cảnh éo le khi giữa năm 2014, bố mẹ Ng. ly hôn. Từ đó, Ng. cùng mẹ thuê căn phòng tại khu vực Ngã Tư Sở, TP Hà Nội sinh sống. Còn bố Ng. lặn lội lên Lạng Sơn lao động, hàng tháng gửi tiền về cho vợ cũ nuôi con.

Hàng ngày, Ng. phải bắt xe buýt xuống phường Phú Lương để học, cuối tuần cô bé ở lại nhà bà nội tại tổ 12, phường Phú Lương. Theo thường lệ, Ng. về nhà bà nội chơi từ tối thứ Sáu (ngày 7/8) và ở lại nhà bà cho đến khi xảy ra vụ việc thương tâm.

Nhận định về nguyên nhân khiến Ng. tìm đến cái ch*t, tất cả những người thân trong gia đình đều lắc đầu không biết, bởi theo họ, cô bé hoàn toàn không có biểu hiện gì bất thường, đáng phải chú ý. Một người cô trong gia đình nghẹn ngào cho biết: “Cái Ng. là đứa sống tình cảm.

Mặc dù sống với mẹ nhưng nó vẫn tranh thủ thời gian cuối tuần về bên quê nội gần gũi với mọi người. Cái Ng. thương bố và bà nội nó lắm. Nghĩ bà già cả phải ở một mình nên Ng. mới tranh thủ thời gian nghỉ cuối tuần về sống cùng với bà. Không ngờ được rằng nó lại tìm đến cái ch*t một cách lặng lẽ như thế”.

Điều khiến cho gia đình không tin Ng. Tu tu bởi nữ sinh">nữ sinh này luôn kể về ước mơ của mình.

“Nó luôn tâm sự với mọi người rằng sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này đi làm, xây một ngôi nhà khang trang rồi đón tất cả người thân, bạn bè về chơi. Có lẽ Ng. cảm thấy mình thiệt thòi về mặt tình cảm khi bố mẹ ly hôn, không có nơi để mời bạn bè tới chơi”- người cô của Ng. buồn rầu nói.

Nhiều bạn bè đến dự đám tang của Ng. cũng khẳng định, cô bé là người sống cởi mở, tâm lý với mọi người. Đặc biệt, Ng. không dính líu đến chuyện “tình cảm tuổi học trò” như nhiều học sinh khác trong trường. Với bạn bè, cô bé luôn sẵn sàng giúp đỡ vô điều kiện nếu như nằm trong khả năng của mình.

Có thông tin cho rằng Ng. Tu tu là do buồn chuyện gia đình, giận dỗi bố mẹ, nhưng bà Bạ cho biết: “Bố mẹ của Ng. ly hôn đã hơn một năm nay, thời gian đầu cháu Ng. cũng buồn lắm. Mỗi lần về gặp tôi, hai bà cháu ôm nhau khóc rưng rức. Tôi hết lời khuyên nhủ nên cháu Ng. cũng nguôi ngoai dần, không còn buồn nữa.

Cũng vì hoàn cảnh thế mà Ng. suy nghĩ sâu sắc hơn bạn bè cùng trang lứa, cháu không mải chơi mà tập trung vào học hành. Còn chuyện bố mẹ mắng mỏ con cái thì không thể tránh khỏi, đôi khi Ng. cũng bị bố mẹ mắng khi không hài lòng, nhưng tuyệt nhiên cháu Ng. chưa bao giờ tỏ ra buồn phiền bởi chuyện đó”.

Điều khiến bà Bạ trăn trở là trong những lời tâm sự của cô cháu nội này với mình, lúc nào nữ sinh">nữ sinh này cũng nhắc đến câu hỏi: “Làm thế nào để bố mẹ quay lại với nhau?”. Mỗi lần thấy cháu hỏi thế, bà Bạ chẳng biết trả lời thế nào, chỉ biết ôm cháu vào lòng động viên, vỗ về.

Sau khi sự việc xảy ra, cha của Ng. đi làm ở Lạng Sơn đã tức tốc trở về, còn mẹ của Ng. thì vật vã cạnh thi thể người con gái. Hai vợ chồng lấy nhau, sinh được đứa con duy nhất là Ng.

Sau thời gian chung sống, giữa hai người nảy sinh nhiều mâu thuẫn nên đã quyết định ly hôn. Mặc dù vậy, anh chị vẫn dành cho nhau sự tôn trọng và quan tâm đến con gái.

Bố Ng. rớm nước mắt chia sẻ: “Không hiểu vì sao Ng. lại tìm đến cái ch*t. Tôi và cô ấy (tức mẹ Ng. - PV) vì không hợp mà chia tay, nhưng chúng tôi luôn giữ ý, không xích mích, cãi nhau trước mặt Ng. để cháu không bị ảnh hưởng tâm lý.

Sự việc xảy ra như ngày hôm nay khiến chúng tôi hối hận vô cùng. Bố mẹ không chăm sóc được con, lại để con cùng quẫn tìm đến cái ch*t. Chưa biết chúng tôi có trở về bên nhau được không, vì sự việc đang làm cho cả hai rất sốc mà chưa nghĩ được gì”.

Theo Chi Nam (Phụ Nữ TPHCM)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ha-noi-nu-sinh-tu-tu-trong-nha-ba-noi-vi-muon-bo-me-doan-tu-15655.html)

Tin cùng nội dung

  • Có không ít trường hợp bệnh nhân điều trị bệnh mạn tính, điều trị tốn kém lâu dài, bản thân họ cũng chịu sự đau đớn của bệnh tật nên đã Tu tu để kết liễu cuộc đời mình và họ coi đó là “lối thoát” cho bản thân
  • Bác sĩ ở BV Châm cứu Trung ương đã chủ động liên lạc với gia đình nữ sinh được cho là bị bạn đánh dẫn đến không nói chuyện được, để hỗ trợ điều trị cho em sau 6 tháng sống trong im lặng.
  • Cô giáo tương lai Lý Hồng Ngát tự mày mò học viết chữ đẹp theo cách sáng tạo riêng của mình. Ngát mong có thể rèn nét chữ, nết người cho học trò sau khi ra trường.
  • Sau mỗi dịp lễ Tết hay cận kề mùa thi là Viện Sức khỏe Tâm thần, BV Bạch Mai có hàng trăm ca mắc bệnh trầm cảm nặng, có đến 30% số ca từng Tu tu.
  • Liên tiếp từ đầu năm đến nay, hàng loạt vụ Tu tu thương tâm của học sinh trên cả nước đã diễn ra khiến không ít bậc cha mẹ, thầy cô bàng hoàng.
  • Có vô số lý do để một thiếu nữ tuổi teen uống Thuốc Tr*nh th*i, bên cạnh tác dụng phổ biến nhất là ngăn ngừa hậu quả sau quan hệ.
  • Có những nữ sinh ngày ngày cắp sách tới trường nhưng đêm về gục mặt trên bàn phím để khóc trước mộ ảo của con, xin con tha thứ.
  • Thiếu niên đồng tính thường có ý định Tu tu cao gấp hơn 5 lần thiếu niên khác; nguy cơ Tu tu cũng sẽ giảm nếu họ được xã hội nâng đỡ.
  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.