Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hà Nội phát hiện ca mắc sởi đầu tiên trong năm 2020

Chuẩn bị vào “mùa sởi”, tuần qua, Hà Nội đã ghi nhận ca mắc sởi đầu tiên tính từ đầu tháng 1/2020 đến nay.

Ông nguyễn nhật cảm, giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội cho biết: so với cùng kỳ năm ngoái, đầu năm 2020 các dịch bệnh như: sởi, sốt xuất huyết… đều giảm mạnh. tuy nhiên, đang là mùa đông - xuân, thời điểm chuẩn bị bước vào “mùa” của bệnh sởi, không khí ẩm kéo dài, dễ khiến bệnh lây lan nhanh, bùng phát rộng.

Sở y tế hà nội đang tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh để khoanh vùng, xử lý triệt để từ khi xuất hiện những ca bệnh đầu tiên, tránh để lây lan ra cộng đồng.

Sở cũng khuyến cáo người dân cần chủ động hơn nữa trong việc tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, vì chỉ có vắc xin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. cha mẹ cần đưa trẻ từ đủ 9 tháng tuổi đi tiêm phòng bệnh sởi tại các điểm tiêm chủng và tiêm nhắc lại đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo hiệu quả cao nhất của vắc xin phòng bệnh.

Đặc biệt, không chỉ trẻ nhỏ mà đối với các trẻ lớn trên 5 tuổi chưa được tiêm đủ 2 mũi, kể cả người lớn chưa bị mắc bệnh sởi, phụ nữ chuẩn bị mang thai trước ba tháng cũng cần tiêm bổ sung vắc xin sởi để đảm bảo có miễn dịch phòng bệnh cho mình và cộng đồng.

TN/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/ha-noi-phat-hien-ca-mac-soi-dau-tien-trong-nam-2020-20200114155136594.htm)

Tin cùng nội dung

  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY