Theo lịch, hôm nay 17.2, mùng 6 tết tân sửu là ngày tp.chí linh hết giãn cách xã hội toàn thành phố trong 21 ngày. tuy nhiên, bao nỗi lo toan vẫn còn đó bởi toàn tỉnh hải dương đã áp dụng giãn cách xã hội từ ngày 16.2.
Kinh doanh quần áo, anh Phạm Văn Tùng (ngụ P.Sao Đỏ, TP.Chí Linh) buồn rầu chia sẻ gia đình anh vay nợ để mua quần áo về bán Tết, toàn bộ quần áo là quần áo mùa đông, nhưng vừa nhận hàng chưa kịp bán thì TP. có lệnh cách ly. Anh Tùng không thể buôn bán ở cửa hàng được mà phải mang toàn bộ quần áo về nhà để livestream bán hàng online.
Bán lỗ cũng phải bán thôi được từng nào hay từng đó, vì giờ để lại thì hết cách ly cũng hết lạnh, hết mốt cũng không ai mua nữa. Mà ở nhà người dân cũng không ai sắm sửa ăn Tết nên bán cũng chậm lắm.
Người dân tp.chí linh đang tuân thủ việc giãn cách xã hội để phòng dịch lây lan
Ảnh: NVCC |
Người dân không được ra đường nếu không có việc thật sự cần thiết
Ảnh: NVCC |
“May mắn là nhà tôi không có ai tiếp xúc với các ca F1, F2, F3 nên chưa xét nghiệm. Hiện tại cách ly tại nhà riêng nên cẩn thận hơn chủ động để phòng dịch. Nhà tôi có 2 vợ chồng, có con gái, ông bà nội và một gái, dịch này không làm ăn được gì chỉ ở nhà thôi nên không có thu nhập. Giờ chỉ mong dập được dịch, con cái được đi học, người dân được đi làm lại còn kiếm miếng ăn”, anh nói.
Cũng như anh Tùng, anh Nguyễn Văn Duy (ngụ P.Sao Đỏ, TP. Chí Linh) lo lắng vì xe chở hàng không vào được bên trong thành phố, gia đình anh tạm dừng công việc buôn bán. Gia đình gồm 4 người không có ai đi làm xa ở tỉnh khác nên anh vẫn vô cùng lo lắng tâm sự: “Thực ra bây giờ cảm xúc lẫn lộn lắm và nhất là rơi vào dịp Tết. Bình thường nếu không dịch chỉ lo cơm áo gạo tiền ngày tết đã đủ mệt rồi, giờ thêm dịch thì thực sự nó quá tải để suy nghĩ về mọi thứ”.
"lệnh" giãn cách xã hội khiến cuộc sống của người dân tp. chí linh và cả những người con xa xứ đảo lộn.
Sáng ngày 29.1, thành phố im ắng trong sáng đầu tiên bị phong tỏa
Ảnh: NVCC |
Vì bố ruột vừa mới mất cách đây không lâu nhưng chị Trương Thị Thảo (ngụ P.Sao Đỏ) cũng thể không về nhà mẹ ruột ở huyện Ninh Giang (tỉnh Hải Dương) ăn tết cho mẹ đỡ buồn.
Xa nhà lên Hà Nội mưu sinh, chị Phạm Thị Quỳnh Châu (23 tuổi) làm việc tại một tiệm bánh cho biết vì từ Hà Nội về quê chỉ mất 2 tiếng nên nhưng cũng đành phải ăn Tết xa quê vì dịch.
“Lúc nghe tin dịch bùng phát em khóc luôn, rất lo lắng cho gia đình”, chị Thảo chia sẻ.