Pgs.ts dương thị hồng - phó viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ trung ương, phó trưởng ban điều hành hệ thống tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, vaccine phòng covid-19 astrazeneca trước khi vào nước ta đưa đã được viện kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế xem xét và cấp giấy phép xuất xưởng để sử dụng lô vaccine này.
Trước một số ý kiến lo ngại về việc vaccine này có chống được virus biến chủng không? pgs dương thị hồng phân tích, với mỗi một loại vaccine được sản xuất để chống một loại virus. với các trường hợp hợp virus biến thể thì ngay lập tức không thể làm vô hiệu hóa hiệu quả của vaccine phòng bệnh covid-19. thời gian tới đây, các nhà sản xuất, nhà khoa học cũng sẽ nghiên cứu đưa ra vaccine phù hợp với biến thể của virus.
Vậy vì sao vaccine chỉ tiêm cho người 18 tuổi trở lên, vậy người dưới 18 tuổi thì tiêm những loại vaccine nào? theo pgs dương thị hồng, đối với loại vaccine của astrazeneca thì từ phía nhà sản xuất trong quá trình nghiên cứu và triển khai ở nhiều quốc gia đã chỉ định chỉ tiêm cho người trên 18 tuổi. tới đây, các nhà sản xuất tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các vaccine tiêm chủng cho trẻ em.
Thời gian qua, trên thế giới vẫn ghi nhận trường hợp tai biến, thậm chí là Tu vong sau khi tiêm vaccine khiến không ít người lo lắng. vẫn theo pgs nguyễn thị hồng, bất kỳ một loại vaccine cũng như Thu*c hay sinh phẩm khi đưa vào cơ thể thì đều có những biến cố bất lợi và những phản ứng rất trầm trọng.
Ví dụ như phản ứng sốc phản vệ, đây là hoàn toàn yếu tố cơ địa cá thể của người đối với một loại Thu*c hay sinh phẩm nào đó. vaccine phòng covid-19 lần này cũng không loại trừ. và chúng ta luôn phải cố gắng để giảm thiểu nhất các rủi ro này xảy ra.
“chúng tôi cũng ghi nhận trên thế giới đã có những trường hợp sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine phòng covid-19, đồng thời cũng xảy ra những trường hợp Tu vong sau khi tiêm ở những trường hợp người lớn tuổi, người có bệnh lý nền và nhiều sự trùng hợp ngẫu nhiên khác sau khi tiêm vaccine. tuy nhiên các nghiên cứu và các báo cáo của tổ chức y tế thế giới (who) cho thấy không có mối liên quan rõ rệt với việc tiêm chủng vaccine gây ra những trường hợp Tu vong”, pgs nguyễn thị hồng cho biết.
Việt nam rất có kinh nghiệm trong công tác tiêm chủng mở rộng, thời gian qua bộ y tế cũng triển khai tập huấn đầy đủ cho cán bộ y tế các tuyến về phương thức phòng chống sốc phản vệ cho người được tiêm chủng. các sở y tế cũng chỉ đạo rất sát sao việc tổ chức các đội cấp cứu lưu động để xử trí các biến cố bất lợi có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine phòng covid-19.
Cũng như Thu*c, tiêm vaccine có thể xảy ra những phản ứng không mong muốn cho cơ thể. đối với vaccine phòng covid-19 ngành y tế ghi nhận khuyến cáo của who cũng như các nước đã và đang triển khai trước chúng ta những phản ứng thông thường như sưng đau tại chỗ, sốt, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, gai rét... cũng là bình thường.
Cũng như tất cả các vaccine khác, nếu là phản ứng thông thường sau 1,2 ngày triệu chứng này sẽ thuyên giảm dần và sẽ hết. còn đối với những biểu hiện biến cố bất lợi, phản ứng trầm trọng, thì cũng như các vaccine khác có thể xảy ra ở một tỉ lệ nhất định như: sốc phản vệ, dị ứng muộn. những phản ứng nặng sẽ xuất hiện triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, thậm chí có biểu hiện khó thở, phát ban, dị ứng, co giật.
Pgs.ts hồng khuyến cáo, nếu sau tiêm vaccine thấy biểu hiện bất thường, những triệu chứng đó thì phải thông báo cho cơ sở y tế và đến các cơ sở y tế để điều trị, tránh những biến cố bất lợi xảy ra.
“để phòng những biến cố rủi ro sau khi tiêm chủng vaccine lần này, về phía bộ y tế đã có những chỉ đạo sát sao, yêu cầu tất cả các tuyến phải chuẩn bị sẵn các biện pháp để điều trị và xử trí kịp thời những trường hợp tai biến nặng. chúng tôi đã rà soát tại 100% điểm tiêm chủng phải có hộp chống sốc. đấy là những can thiệp đầu tiên rất có giá trị cho những điều trị tiếp theo kịp thời, để cứu được bệnh nhân thoát khỏi những tai biến rủi ro, đặc biệt là phòng tránh Tu vong do sốc phản vệ”- pgs nguyễn thị hồng thông tin.
Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine ngừa covid-19, tại các điểm tiêm chủng liên xã, liên huyện cũng đều có những đội cấp cứu lưu động để sẵn sàng hỗ trợ sau những xử trí ban đầu ở trạm y tế xã và các điểm tiêm chủng có những cấp cứu tiếp theo, để xử trí kịp thời cho người được tiêm chủng. thời gian tới, các bệnh viện cũng được huy động hỗ trợ cho công tác tiêm chủng. người tiêm chủng sẽ được khám sàng lọc trước đó, trong đó sẽ hỏi rất kỹ về tiền sử dị ứng, đặc biệt tiền sử dị ứng với các mũi tiêm lần trước và các thành phần có trong vaccine sau đó mới được chỉ định tiêm cùng với khám sức khỏe tổng thể.