Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Hàng nghìn hộ dân lo lắng vì hồ chứa bị rò rỉ

Hàng nghìn người dân xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan (Ninh Bình) vô vùng lo lắng khi hồ chứa nước Đập Trời bị thẩm thấu, rò rỉ nước gây nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa bão.

Theo tìm hiểu của pv, hồ chứa nước đập trời nằm trên địa bàn huyện nho quan có diện tích trên 50ha với tuyến đập chính dài khoảng 480 m. hồ có vai trò chính trong việc cung cấp nước phục vụ sản xuất cho hàng nghìn ha lúa, cây màu và giúp ngăn lũ cho người dân trên địa bàn huyện. năm 2006, hồ được đầu tư cải tạo, nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc dự trữ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và ngăn lũ cho hàng chục nghìn hộ dân.

Trải qua gần 15 năm mưa nắng, đến nay, 2 bên thân đập chính của hồ đã bị xuống cấp, nhiều đoạn bị thẩm thấu, rò rỉ khiến nước từ lòng hồ chảy tràn ra đường. Đặc biệt, tại một đoạn bên thân đập chính của hồ dài trên 230m đã bị thẩm thấu khiến nước tràn từ thân đập ra rất nhiều, tiềm ẩn nguy cơ nứt đập.

Tại chân đập chính phía hạ lưu, vị trí cách cống xả dưới hồ khoảng 150 m về phía tràn xả lũ xuất hiện lỗ rò qua thân đập. Phía trên mặt đập xuất hiện vết nứt dọc và lún nhẹ… Bà Lê Thị Hà, Trưởng thôn Đồng Trung (xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan) cho biết: Tình trạng thân đập bị thẩm thấu, gây rò rỉ tại hồ Đập Trời đã xuất hiện từ nhiều năm nay. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri của xã cũng như huyện, người dân địa phương đã nhiều lần kiến nghị với các cấp chính quyền để sớm có biện pháp xử lý nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục.

Trước thực trạng trên, ngày 16/9, UBND tỉnh Ninh Bình đã có Tờ trình gửi HĐND tỉnh Ninh Bình về chủ trương đầu tư dự án xử lý chống thấm rò thân đập chính hồ Đập Trời với mục đích nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến đập chính của hồ, đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai trong mùa mưa lũ. Theo ông Nguyễn Quang Võ, Giám đốc Chi nhánh khai thác công trình thủy lợi huyện Nho Quan (đơn vị quản lý và khai thác hồ Đập Trời) thì việc thân đập của hồ Đập Trời đã xuống cấp nhiều năm, hiện đang rò rỉ nước ra ngoài là chính xác.

“Chúng tôi mong UBND tỉnh Ninh Bình đầu tư, sửa chữa sớm nhất để đảm bảo an toàn cho thân đập, đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân cũng như việc ngăn lũ”- ông Võ nói.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/hang-nghin-ho-dan-lo-lang-vi-ho-chua-bi-ro-ri-5668853.html)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành Công văn số 2186/SXD-HT về xây dựng phương án ứng phó với một số tình huống thiên tai; tăng cường kiểm tra, xử lý cắt tỉa hạ độ cao, chặt hạ cây nguy hiểm, gia cố cọc chống, cắt tỉa tán cây mới trồng và sửa chữa, thay thế một số cột chiếu sáng, cần đèn chiếu sáng công cộng có nguy cơ gẫy đổ gây mất an toàn trong mùa mưa bão năm 2020.
  • MangYTe - Cả trăm hecta đất mầu, đất bồi tươi tốt của dòng sông Mã đoạn qua xã Cẩm Vân (Cẩm Thủy - Thanh Hóa) bị nuốt chửng đầy thương xót. Nguyên nhân chính khiến người dân bức xúc là do tác động từ việc khai thác tận lực của các mỏ cát. Nỗi lo mất đất lại thường trực đổ lên đầu người dân nơi đây.
  • MangYTe - Đoạn đường làm dang dở rồi bỗng dừng thi công nhiều năm nay khiến các hộ dân ở xóm 4, xóm 5 (xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) khốn khổ. Họ buộc phải sống trong những căn nhà ẩm thấp, dột nát khi không được sửa chữa, xây mới vì nằm trong phạm vi quy hoạch làm đường.
  • MangYTe - Thời gian qua, người dân dưới chân dãy Lèn Bai (thôn Xuân Lộc, xã Xuân Khang, huyện Như Thanh, Thanh Hóa) luôn phải sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ núi đá sạt lở. UBND huyện Như Thanh đã có chỉ đạo về việc nhanh chóng di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm nhưng việc này vẫn chưa được giải quyết. Đâu là nguyên do khiến các hộ dân vẫn phải “treo” tính mạng mình dưới chân núi đá có thể đổ sập bất cứ lúc nào?
  • Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đến nay các đơn vị đã thực hiện cắt tỉa 30.173 cây nguy hiểm, nặng tán, có nguy cơ gãy, đổ trong mùa mưa bão.
  • Một mùa mưa bão nữa lại về, giữa những cơn mưa giá lạnh vẫn còn đâu đó tình người ấm áp. Cùng xem những bức ảnh đẹp mùa mưa bão.
  • Mưa bão, lũ lụt… khiến các nguồn nước và môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng dẫn đến nhiều căn bệnh bùng phát, nguy cơ trở thành dịch.
  • Bão lũ là một trong những thiên tai gây hậu quả nặng nề cả về vật chất, tinh thần và sức khỏe của con người. Sau khi bão đi qua, tình trạng ô nhiễm môi trường, điều kiện sinh hoạt đảo lộn và kham khổ, sự căng thẳng về tinh thần, sức đề kháng của cơ thể suy giảm... là những yếu tố cực kỳ thuận lợi để bệnh tật phát sinh và phát triển.
  • An toàn nhất là ở trong nhà khi trời mưa bão, khỏi lo thủy kích hay T*i n*n. Nhưng không phải ai, và lúc nào cũng tránh được việc ở ngoài đường khi mưa bão. Vậy hãy cùng Dân trí điểm qua một số lưu ý khi lái xe trong mùa mưa bão.
  • Chỉ cần bạn tuân thủ hướng dẫn của cán bộ địa phương, đừng quá lo lắng hay tự ý đi ra ngoài... thì sẽ vẫn có thể yên tâm khi chẳng may mắc kẹt giữa mưa bão.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY