Ngập tràn cờ mỹ được treo dọc con đường của nhà thờ fountain of praise tại houston, nơi diễn ra đám tang của floyd. đây cũng là thành phố nơi ông đã lớn lên.
Những người tới tham dự buổi lễ được yêu cầu đeo khẩu trang để hạn chế việc đại dịch Covid-19 lây lan.
Một số người đã cúi đầu, tỏ lòng thành kính lần cuối của mình với George, một số người làm dấu thánh giá hoặc giơ nắm đấm lên trời, biểu thị cho phong trào "Black Lives Matter".
Hơn 6.300 người đã xuất hiện để tiễn đưa floyd lần cuối. buổi lễ đã diễn ra trong suốt 6 tiếng. vì thời tiết nắng nóng, một số người tham dự đã có dấu hiệu bị say nắng và được đưa tới bệnh viện.
"Tôi rất mừng vì anh ấy đã có được một lễ tang mà anh ấy đáng có", Marcus Williams, một người dân của Houston nói phía bên ngoài nhà thờ. "Tôi muốn các hành động tàn sát của cảnh sát phải dừng lại. Tôi muốn phải có cải cách để đạt được công lý".
Floyd, 46 tuổi, đã Tu vong trên đường phố Minneapolis cách đây 2 tuần, sau khi bị cảnh sát khống chế và ghì đầu gối lên cổ trong gần 9 phút.
Vụ việc này làm người dân Mỹ gợi nhớ tới việc một người da màu khác, Eric Garner, bị cảnh sát thành phố New York làm ngạt cổ tới ch*t năm 2014.
Những lời nói cuối cùng của cả hai đều là "Tôi không thể thở", điều đã trở thành một slogan cho cuộc biểu tình không chỉ tại nước Mỹ, mà còn tại rất nhiều nơi trên thế giới.
"Dù việc xuất hiện tại đây khiến chúng tôi gặp rủi ro nhiễm bệnh, tôi vẫn nghĩ đây là một trải nghiệm tích cực. Bạn lắng nghe các câu chuyện, bạn được truyền cảm hứng", Benedict Chiu, 24 tuổi, nói bên ngoài một nhà tưởng niệm ở Los Angeles.
"Tôi tới đây để phản đối việc đối xử bạo lực với người da màu. Điều này sẽ không dừng lại trừ khi chúng tôi tiếp tục biểu tình", Erica Corley, 34 tuổi, nói trong một buổi tụ tập ở Maryland.
Cùng lúc với đám tang, cựu sĩ quan derek chauvin, 44 tuổi, người đã ghì đầu gối lên cổ floyd, đã có phiên xét xử sơ thẩm đầu tiên qua video. cả 3 cảnh sát khác, những người có liên quan tới vụ việc ở george floyd cũng đang bị tạm giữ như đồng phạm.
Mức bảo lãnh của chauvin được nâng lên mức 1.25 triệu đô, trong khi của 3 người còn lại là 1 triệu đô. cả 4 đều đã bị đình chỉ ngay sau cái ch*t của george floyd.
Buổi lễ đã được phát sóng trực tiếp trên tất cả các đài truyền hình lớn của nước Mỹ. Floyd, người thường được mọi người gọi với biệt danh "anh lớn", được mô tả như một người hiền lành, đáng quý.
Em trai của anh, Terrence Floyd, kể về việc tỉnh dậy lúc nửa đêm, bị ám ảnh bới hình ảnh anh trai mình gọi tên mẹ khi sắp ch*t.
Nhà hoạt động dân quyền Al Sharpton đã gọi Floyd là một "người anh bình thường", lớn lên tại Houston, nhưng đã để lại cả một di sản cao cả, mặc cho những sóng gió và thất bại trên đường đời.
"chúa đã lấy hòn đá bị bỏ rơi có tên george floyd, và biến anh ấy trở thành nền móng cho một phong trào sẽ làm thay đổi cả thế giới", sharpton nói.
Ông cũng nói rằng gia đình của george cũng sẽ dẫn đầu một cuộc biểu tình tại washington vào ngày 28/8 tới, kỷ niệm 57 năm bài phát biểu "tôi có một giấc mơ" bởi nhà hoạt động dân quyền martin luther king jr.
"Rất nhiều người da màu tại Mỹ thức dậy với ý thức rằng họ có thể mất mạng khi chỉ sống của sống của mình", ông Biden nói.
"chúng ta không thể quay mặt đi. chúng ta không thể từ bỏ vào thời điểm này, khi chúng ta có thể xua đuổi nạn phân biệt chủng tộc", ông biden cũng đã tới gặp gia đình nhà floyd vào ngày trước đám tang. ông nói rằng sẽ không tham gia buổi lễ vì lo ngại các công tác chuẩn bị an ninh cho ông sẽ phá hỏng tính trang nghiêm mà george đáng được hưởng.
Chủ đề liên quan:
biểu tình mỹ Black Lives Matter đám tang george George Floyd phân biệt chủng tộc tiễn đưa