Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hết mất ngủ, đau nhức xương khớp nhờ bài Thuốc từ loại hoa này

Đây là một loại cây mọc trong tự nhiên, thân nhỏ, phân nhánh nhiều, có gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn 2 lần, các cuống phụ xếp như chân vịt, khẽ đụng vào là cụp lại.

Tác dụng của cây hoa trinh nữ

Trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ, mắc cỡ, cây thẹn, hàm tu thảo; là một loại thực vật sống ít năm thuộc họ Đậu. Loài này có đặc điểm là, các lá kép gập vào trong và cụp xuống mỗi khi bị chạm vào hoặc bị rung lắc để tự bảo vệ khỏi tổn hại, rồi mở lại vài phút sau đó.Người ta thu hái trinh nữ vào mùa hạ thu, loại bỏ tạp chất, phơi khô, dùng toàn cây. Cây có vị ngọt, chát, tính mát, độc ít, tác dụng trấn tĩnh, an thần, hóa đàm chỉ khái, chỉ huyết, thu liễm, kháng AIDS.

Cây hoa trinh nữ hay còn gọi là mắc cở, xấu hổ. Ảnh: Internet
Suy nhược thần kinh, mất ngủ

Trinh nữ 15 g dùng riêng hoặc phối hợp với cúc bạc đầu (Vernonia cinerea) 15 g, chua me đất (Oxalis repens) 30 g. Sắc uống.

Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại

Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm. Lấy 20-30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều, có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị Thuốc khác theo công thức sau:

Bài 1: rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu.

Bài 2: rễ xấu hổ, cả cây xoan leo (tầm phỏng), mỗi thứ 20g; rễ cỏ xước 15g; củ xả 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.

Bài 3: rễ xấu hổ, thân cây ớt lá to, thân cây bọt ếch, rễ khúc khắc, mỗi thứ 10g, rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng, mỗi thứ 8g. Tất cả nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.

Bài 4: rễ xấu hổ 10g; lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt, mỗi thứ 3g. Hãm với nước sôi hoặc sắc uống.

Bài 5: rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp

Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15-20g khô, sắc uống trong ngày. Hoặc dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20-30 phút khi nước Thuốc còn ấm.

Viêm khí quản mãn tính

Rễ cây xấu hổ 100g sắc với 600ml nước lấy 100ml, chia 2 lần uống trong ngày; mỗi liệu trình 10 ngày. Các quan sát lâm sàng thấy, 70% bệnh nhân khỏi bệnh hoặc có chuyển biến tốt sau một liệu trình. Tỷ lệ này là 80% sau 2-3 liệu trình.

Chữa AIDS, sốt nhẹ, toàn thân không khoan khoái, da nổi mẩn đỏ, chảy nước

Hàm thu thảo (cây trinh nữ), trắc bách tiệp, hoàng bá, rau sam, thảo quyết minh, thạch lựu bì, các vị đều bằng nhau. Đem nấu tất cả, chắt lấy nước đặc tắm hoặc rửa. Bên cạnh đó dùng 2 g hùng hoàng tán bột trộn với lòng trắng trứng gà để bôi vào chỗ đau.

Theo Gia đình Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://giadinhvietnam.com/het-mat-ngu-dau-nhuc-xuong-khop-nho-bai-thuoc-tu-loai-hoa-nay-d122996.html

Theo Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/het-mat-ngu-dau-nhuc-xuong-khop-nho-bai-thuoc-tu-loai-hoa-nay/20201204101322975)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý.
  • Trong đời sống, sen có nhiều lợi ích thiết thực, các bộ phận của cây này vừa được dùng để làm thức ăn bổ dưỡng, vừa được dùng để làm Thu*c.
  • (Mangyte) - Dạo này em không biết mình bị gì mà cứ mất ngủ hoài, trung bình mỗi ngày em ngủ được có 5 tiếng.
  • Tôi 27 tuổi, lấy vợ được hai năm, thỉnh thoảng lại đau nhức ở hai bên tinh hoàn.
  • Chào bác sĩ, Em vừa sinh con khoảng 1 tháng 8 ngày. Khoảng 1 tuần nay em đau nhức bầu vú bên phải, bầu vú căng cứng, nổi cục. Em đã chườm nóng và dùng máy hút sữa hút ra thì ban đầu chỉ hút được 1 ít sữa, 2 ngày nay thì có hiện tượng khả quan hơn, sửa được hút ra nhiều hơn, sau khi chườm nóng nhưng sau khi hút sữa xong là em lại bị đau trở lại, hoặc sau khi chườm nóng thì lại bị đau.
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY