Kinh tế xã hội hôm nay

Hiến kế của ĐBQH để những chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số có cuộc sống tốt hơn

MangYTe - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là một Chương trình lớn trong giai đoạn hiện nay. Chính nhờ những chủ trương, chính sách này mà vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã từng bước có những đổi thay tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ngày càng được nâng cao.

ĐBQH đề nghị xử lý hình sự nếu chủ kênh Youtube vi phạm nghiêm trọng

Khoảng cách miền núi, đồng bằng rút ngắn

Đbqh cao thị giang (đoàn quảng bình) phát biểu tại hội trường nêu lên những mặt tích cực của đời sống – xã hội mà người đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng từ chính sách của đảng, nhà nước.

Đại biểu giang nhấn mạnh, được sự quan tâm của đảng, nhà nước, các cấp, các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được thụ hưởng nhiều đề án, chủ trương, chính sách. đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là một chương trình lớn trong giai đoạn hiện nay.

Hiến kế của ĐBQH để những chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số có cuộc sống tốt hơn - Ảnh 2.

Kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khóa XIV.

"chính nhờ những chủ trương, chính sách này mà vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã từng bước có những đổi thay tích cực. đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ngày càng được nâng cao, điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng được cải thiện. khoảng cách chênh lệch giữa miền ngược và miền xuôi, vùng đồng bằng ngày càng được rút ngắn", đại biểu cao thị giang nói.

Bên cạnh đó theo đại biểu đoàn quảng bình, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là vùng có đặc thù địa lý, địa hình bị chia cắt phức tạp bởi sông, suối, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán sinh hoạt khác. đặc biệt, người dân, đồng bào sống cách biệt ở các bản mà không tập trung, hầu hết các dân tộc có tiếng nói riêng.

Việc thành thạo tiếng kinh của một số đồng bào còn hạn chế. vì vậy, khi tổ chức thực hiện, mỗi dự án luật, mỗi chủ trương, chính sách bên cạnh những kết quả đạt được thì đều gặp những khó khăn, thách thức. qua quá trình triển khai các chương trình, dự án, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho thấy, việc thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định một phần sự thành công của mỗi chương trình dự án hay là chính sách.

Để thực hiện điều này, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần được các cấp, các ngành coi trọng, là bước tiên phong và xuyên suốt trong quá trình thực hiện. đại biểu giang cũng đề xuất một số biện pháp cụ thể để giúp đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống tốt hơn.

Đảng, Chính phủ, các cấp luôn dành sự quan tâm đặc biệt

Trình bày trước những vấn đề trên, bộ trưởng, chủ nhiệm ủy ban dân tộc đỗ văn chiến cảm ơn ý kiến của đbqh đã quan tâm, phát biểu về những nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội và đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo chủ nhiệm ủy ban dân tộc đỗ văn chiến, ủy ban dân tộc, hội đồng dân tộc của quốc hội đã nhiều lần đề cập những nội dung trên và bộ chính trị đã chỉ đạo tổng kết nghị quyết số 24 của ban chấp hành trung ương đảng khóa ix về công tác dân tộc và ban hành kết luận số 65 về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 24 của ban chấp hành trung ương đảng khóa ix về công tác dân tộc trong tình hình mới.

Hiến kế của ĐBQH để những chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số có cuộc sống tốt hơn - Ảnh 3.

Bộ trưởng, chủ nhiệm ủy ban dân tộc đỗ văn chiến.

Theo tinh thần đó, chính phủ, thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm chính trị cao, hoàn thành xây dựng đề án tổng thể và xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trình với quốc hội, được sự ủng hộ ngay từ đầu của đồng chí chủ tịch quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội.

Tại kỳ họp thứ 9, quốc hội đã ban hành nghị quyết số 88/2019/qh14, phê duyệt đề án tổng thể và kỳ họp thứ 10 ban hành nghị quyết số 120/2020/qh14, phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Ủy ban dân tộc là cơ quan thường trực cũng đã hoàn thành xây dựng 3 tiêu chí: tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; tiêu chí phân định nhóm dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và nhóm dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, trình với chính phủ và thủ tướng chính phủ phê duyệt đồng bộ để tổ chức thực hiện trong thời gian tới. ủy ban dân tộc cũng đã phối hợp với bộ kế hoạch và đầu tư, bộ tài chính, đã tổng hợp và dự toán kinh phí ngân sách của giai đoạn 2021-2025 trình với quốc hội.

"chúng tôi đã triển khai thực hiện rất công khai, minh bạch, đã thông báo nguồn vốn công khai đến 51 tỉnh thuộc khu vực, tỉnh đó dự án nào, được bao nhiêu tiền, thực hiện nội dung gì. trên cơ sở tiếp nhận lại thông tin của các tỉnh, chúng tôi đã làm việc với 15 tỉnh, chúng tôi đánh giá, với nhận định đây là một quyết sách hết sức đúng đắn. khi chúng ta thực hiện có hiệu quả mục tiêu chương trình quốc gia này sẽ giải quyết căn cơ những nội dung, những khó khăn, chắc chắn đời sống của đồng bào sẽ được nâng lên một bước", bộ trưởng, chủ nhiệm ủy ban dân tộc đỗ văn chiến cho biết.

Lê Bảo

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

tin liên quan

    Giám đốc BV Bạch Mai nói về tầm quan trọng của xã hội hóa y tế tại diễn đàn Quốc hội
  • ĐBQH đề nghị xử lý hình sự nếu chủ kênh Youtube vi phạm nghiêm trọng
  • Gần 97% số ĐBQH đồng ý bãi nhiệm tư cách đại biểu đối với ông Phạm Phú Quốc
  • Chiều nay trình Quốc hội bãi nhiệm ĐBQH đối với ông Phạm Phú Quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/hien-ke-cua-dbqh-de-nhung-chinh-sach-giup-dong-bao-dan-toc-thieu-so-co-cuoc-song-tot-hon-20201105151935725.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY