Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hiệu quả điều trị lao đa kháng Thuốc

Tại TP Cần Thơ, ngành y tế đã triển khai điều trị lao kháng Thuốc được 9 năm qua. Công tác điều trị lao kháng Thuốc ngày càng tốt hơn, Tu vong do lao ngày càng giảm.

Tại TP Cần Thơ, ngành y tế đã triển khai kháng Thuốc được 9 năm qua. Công tác kháng Thuốc ngày càng tốt hơn, Tu vong do lao ngày càng giảm.

Nhân viên phòng xét nghiệm, BV L&BP TP Cần Thơ thực hiện kỹ thuật Gene Xpert.

Tổ chức mạng lưới chương trình phòng, chống lao kháng Thuốc nằm chung với chương trình chống lao, được gầy dựng từ trạm y tế xã, phường đến các trung tâm y tế (Tổ Lao), rồi tiếp đến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi (BV L&BP) TP Cần Thơ.

Theo BV L&BP TP Cần Thơ, bệnh nhân lao đa kháng Thuốc, sau khi điều trị nội trú tại BV, bệnh nhân được chuyển về quản lý tại xã, phường như bệnh lao thường nhưng do kháng Thuốc nên thời gian điều trị dài hơn. Tất cả bệnh nhân lao đa kháng Thuốc thực hiện theo chiến lược DOTS, tức là tiêm Thuốc trong giai đoạn tấn công và phát Thuốc trong giai đoạn duy trì dưới sự theo dõi, quản lý chặt chẽ của cán bộ y tế ở trạm y tế, tránh lây lan ra cộng đồng. Ngoài ra, bệnh nhân lao kháng Thuốc tái khám hàng tháng tại Phòng khám Lao kháng Thuốc, BV L&BP TP Cần Thơ để phát hiện, theo dõi các tác dụng phụ của Thuốc, làm xét nghiệm đàm, máu...

Hiện nay, Khoa Lao kháng Thuốc, BV L&BP TP Cần Thơ có 2 bác sĩ, 4 điều dưỡng, 15 giường kế hoạch (thực kê 23 giường) thực hiện khám, điều trị nội, ngoại trú cho bệnh nhân lao đa kháng Thuốc tại thành phố định kỳ hàng tháng. Đồng thời, hỗ trợ điều trị nội trú cho bệnh nhân lao đa kháng Thuốc cho các tỉnh lân cận chưa có BV lao như: tỉnh Cà Mau 22 ca, tỉnh An Giang 82 ca, Bạc Liêu 21 ca (số liệu 9 tháng 2019). Sau khoảng nửa tháng điều trị nội trú, bệnh nhân xuất viện về các tỉnh tiếp tục điều trị.

Nhằm tăng cường công tác chẩn đoán lao kháng Thuốc, toàn thành phố có 3 máy Gene Xpert thì năm 2019, tại Trung tâm Y tế quận Thốt Nốt được đặt 1 máy Gene Xpert để phát hiện bệnh nhân lao đa kháng Thuốc cho 3 quận, huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thốt Nốt. Hai máy còn lại đặt tại BV L&BP TP Cần Thơ. Y sĩ Đỗ Thanh Viễn Thông, Tổ trưởng Tổ Lao, Trung tâm Y tế quận Thốt Nốt, cho biết: Tổng số quản lý năm 2019 là 17 ca lao kháng Thuốc, trong đó 4 ca hoàn thành điều trị, ch*t 1 ca, bỏ điều trị 1 ca, hiện đang còn quản lý là 11 ca. Tổ Lao có trang bị phòng tiêm chích Thuốc cho bệnh nhân lao đa kháng riêng biệt. 100% bệnh nhân lao đa kháng Thuốc tiêm, uống Thuốc hàng ngày và có sự quan sát, theo dõi của nhân viên y tế, kết hợp tư vấn, tuyên truyền, người bệnh tuân thủ điều trị tốt.

Thêm vào đó, Khoa Xét nghiệm, BV L&BP TP Cần Thơ ứng dụng kỹ thuật cao trong công tác phát hiện, chẩn đoán lao kháng Thuốc, như: PCR, Gene Xpert, nuôi cấy vi khuẩn lao và kháng sinh đồ lao hàng I, II, MTB đa kháng LPA, MTB siêu kháng LPA… Hiện nay, cả nước chỉ có 3 nơi làm được: BV L&BP TP Cần Thơ, BV Phạm Ngọc Thạch và BV Phổi Trung ương.

Bác sĩ Huỳnh Văn Thanh, Trưởng Khoa Lao kháng Thuốc, cho biết: “Điều trị lao kháng Thuốc có nhiều thuận lợi, thứ nhất phòng vi sinh làm được nhiều kỹ thuật cao để chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời cho người bệnh, không phải chờ tuyến trên như trước đây. Cơ sở vật chất BV đầy đủ, đáp ứng nhu cầu hoạt động của chương trình. Những bệnh nhân phát hiện lao đa kháng Thuốc được Chính phủ, chương trình chống lao quan tâm, dự án quỹ toàn cầu hỗ trợ cấp Thuốc miễn phí. Chỉ tính riêng phác đồ 9 tháng (chi phí khoảng
1.000USD); phác đồ 20 tháng, phác đồ cá nhân (2.000USD), đó là tiền Thuốc, chưa kể các xét nghiệm, chi phí khác còn nhiều hơn. Hàng tháng, bệnh nhân tái khám tại bệnh viện, được hỗ trợ tiền xe đi lại”. Điều đặc biệt, Khoa Lao kháng Thuốc, BV L&BP TP Cần Thơ tham gia Hội đồng hội chẩn lâm sàng trung ương (thứ năm) và khu vực B1+B2 (thứ tư) hội chẩn trực tuyến các ca bệnh lao tiền siêu kháng Thuốc, siêu kháng Thuốc và các bệnh kháng Thuốc khó mà các tỉnh không tự giải quyết được. Việc làm này đã tăng cường chất lượng công tác khám, điều trị các ca bệnh lao khó.

Tính 11 tháng của năm 2019, toàn thành phố tiếp nhận điều trị 39 ca lao đa kháng Thuốc, giảm khoảng 50% so với cùng kỳ. Số bệnh nhân đang quản lý tính đến hết tháng 11-2019: 51 bệnh nhân (bệnh cũ 2017, 2018 đến nay). Tỷ lệ điều trị thành công lao đa kháng Thuốc duy trì ở mức 70%-80% (cả nước 65%-80%), tỷ lệ bỏ điều trị dưới 5% và tỷ lệ Tu vong có xu hướng giảm nhẹ qua các năm.

Qua 9 năm triển khai điều trị lao kháng Thuốc, cuộc chiến lao kháng Thuốc còn nhiều khó khăn do đa số người dân nhận thức phòng, chống lao, nhất là lao kháng Thuốc còn hạn chế. Một số bệnh nhân môi trường sống ẩm thấp, chật chội. Thời gian điều trị rất dài, bệnh nhân khó kiên trì, tuân thủ điều trị. Cán bộ quản lý lao kháng Thuốc tuyến xã, phường phản ánh chưa được cấp khẩu trang N95. Năm 2019 chưa đào tạo, tập huấn lại bệnh lao, lao kháng Thuốc cho cán bộ tuyến quận, huyện.

Theo bác sĩ Huỳnh Văn Thanh, cần tiếp tục tầm soát, phát hiện sớm lao kháng Thuốc. Ở tuyến dưới, cần hướng dẫn bệnh nhân khạc đàm đúng cách. Theo dõi bệnh nhân, kịp thời phát hiện khi bệnh nhân gặp biến cố bất lợi, nhất là bệnh nhân dùng Thuốc kháng lao hàng II. Khi phát hiện sớm, nếu không xử trí được thì chuyển lên tuyến trên để bệnh nhân được xử trí kịp thời. Để lâu, giải độc, điều trị rất khó khăn, có nguy cơ chuyển sang tiền siêu kháng Thuốc. Với bệnh nhân lao kháng Thuốc cần phải quản lý chặt chẽ hơn, trao đổi thường xuyên với bệnh nhân, người nhà. Nếu bệnh nhân vắng điều trị nên tìm hiểu, tư vấn cho người bệnh, gia đình nếu bỏ điều trị, không tuân thủ, nguy cơ trở thành tiền siêu kháng Thuốc, siêu kháng Thuốc.

Bài, ảnh: H.Hoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/hieu-qua-dieu-tri-lao-da-khang-thuoc-a116828.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY