Tai , Mũi , Họng hôm nay

Hoa mắt chóng mặt do sỏi tai lạc vị

Hoa mắt, chóng mặt tuy không phải là chứng bệnh nghiêm trọng, nhưng nếu thường xuyên gặp phải có thể do sỏi tai ở vị trí không phù hợp, để lâu có thể dẫn tới ù tai.

Nhiều người khi thấy đầu óc choáng váng, quay cuồng cùng với cảm giác buồn nôn, cho rằng mình có triệu chứng đột quỵ hoặc mắc bệnh về não. Trên thực tế, có tới 60-70% triệu chứng này là do tai không khỏe dẫn tới hoa mắt chóng mặt.

Nơi sâu nhất của tai là tai trong, bao gồm ốc tai và các ống bán nguyệt. Ốc tai phụ trách chức năng nghe, còn ba ống bán nguyệt phụ trách chức năng cân bằng. Trong ba ống bán nguyệt chứa dịch trong suốt (bạch huyết), khi cơ thể vận động hoặc vùng đầu có sự va chạm khiến cho các hạt canxi nhỏ li ti trong sỏi tai bong ra, rơi vào ba ống bán nguyệt gây ảnh hưởng đến lưu thông bạch huyết, dẫn tới hiện tượng hoa mắt, chóng mặt. Một nguyên nhân khác của hoa mắt, chóng mặt là do chứng loãng xương, chuyển hóa canxi không tốt, trường hợp này thường xảy ra với phụ nữ trung niên và cao niên.

Cách phòng ngừa hoa mắt chóng mặt do sỏi tai lạc vị1. Chỉnh vị trí gối ngủ

Trong khi ngủ đầu được đặt ở vị trí quá thấp có thể khiến cho sỏi tai trượt xuống ba ống bán nguyệt gây choáng váng, do đó lựa chọn gối cao để nâng đầu lên cao và giữ cho nửa thân trên hơi dốc là cách phòng ngừa chứng bệnh hiệu quả.


2. Không nằm nghiêng một bên quá lâu

Giữ nguyên một tư thế nằm nghiêng sẽ làm sỏi tai tụ lại một bên khiến cho bạch huyết lưu thông không ổn định. Khi ngủ nên nằm ngửa hoặc thay đổi luân phiên tư thế nằm nghiêng bên trái, bên phải, không nên chỉ nằm nghiêng một bên.

3. Thường xuyên vận động

Thường xuyên vận động vùng đầu, cổ sẽ không cho sỏi tai cơ hội tụ lại một vị trí. Trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy tập những bài tập đơn giản có thể giúp loại bỏ chứng hoa mắt, chóng mặt. Bạn có thể áp dụng bài tập sau: Nằm nghiêng về bên trái trong vòng 10 giây, sau đó từ từ chuyển về tư thế nằm ngửa và giữ nguyên trong 10 giây, tiếp tục nghiêng sang phải nằm 10 giây rồi trở về tư thế nằm ngửa. Cứ như vậy lặp đi lặp lại khoảng 10 lần.

Theo My Nguyễn - Phụ nữ Việt Nam
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/hoa-mat-chong-mat-do-soi-tai-lac-vi-n259702.html)

Tin cùng nội dung

  • Chóng mặt là một triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người cao tuổi (NCT) có tỉ lệ cao hơn và nguy hiểm hơn. Vì vậy, NCT không nên chủ quan.
  • Chóng mặt là cảm giác chủ quan của người bệnh. Cơn chóng mặt xảy ra đột ngột nhưng chấm dứt cũng rất nhanh
  • Chóng mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng với người cao tuổi (NCT) thì không được xem thường. Chóng mặt sẽ làm mất thăng bằng, ngồi dậy, đứng lên rất khó khăn đôi khi gây nên sự cố bất thường (ngã).
  • Chóng mặt gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng người cao tuổi (NCT) chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Chứng chóng mặt hay xảy ra lúc thức giấc trong đêm hoặc sáng sớm lúc mới ngủ dậy, đặc biệt khi thay đổi tư thế (nghiêng trái, nghiêng phải).
  • Chóng mặt là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi, càng cao tuổi thì tỉ lệ mắc càng nhiều. Nguyên nhân đa phần là do rối loạn tiền đình và các bộ phận liên quan đến tiền đình như bệnh thần kinh trung ương, cơ quan thị giác. Thường người bệnh cảm giác ù tai, chóng mặt có thể dẫn đến buồn nôn.
  • Chóng mặt là một loại triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người cao tuổi (NCT) chiếm tỷ lệ cao hơn và nguy hiểm hơn.
  • Tôi 62 tuổi, gần đây hay bị chóng mặt, có lúc người như quay cuồng, nôn nao khó chịu, nhất là sáng ngủ dậy.
  • Mấy hôm nay, tôi bị chóng mặt, hoa mắt, nhiều khi phải nằm nghỉ trên giường vì đi lại không nổi.
  • Chóng mặt, ù tai thuộc phạm vi chứng huyễn vựng của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do can thận âm hư...
  • Hoa mắt chóng mặt là một trạng thái bệnh lý rất hay gặp ở người thiếu máu, trúng độc, cảm cúm... Hoa mắt chóng mặt thuộc chứng huyễn vựng trong Đông y. Nguyên nhân do can thận âm hư (hư chứng) hoặc do can dương nổi lên, hỏa vượng thịnh, đàm thấp gây ra (thực chứng).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY