Abc.net.au đã đưa tin, các chuyên gia của bảo tàng quốc gia scotland đã bóc tách thành công hóa thạch của một sát thủ biển sâu khổng lồ mang thân hình mập mạp, dài khoảng 4 m và có miệng dài với hàng trăm chiếc răng nhọn hoắt từ một khối đá cổ đại lớn.
Đồ họa tái hiện quái vật biển trong quan tài đá.
Được mệnh danh quái vật hồ loch storr, bộ xương hóa thạch bọc trong lớp đá được một nhà khảo cổ nghiệp dư phát hiện ở bãi biển trên quần đảo skye cách đây 50 năm và giao lại cho bảo tàng quốc gia scotland. đây là loài bò sát thuộc họ thằn lằn cá, hay còn gọi là "ngư long", bị diệt vong trước khủng long và được thay thế bằng cá heo cùng cá voi.
"viện bảo tàng giữ gìn hóa thạch một cách cẩn thận trong suốt nửa thế kỷ, nhưng không đủ chuyên môn để tách nó khỏi lớp đá dày bao quanh và nghiên cứu", nhà cổ sinh vật học steve brusatte ở trường khoa học địa chất thuộc đại học edinburgh, scotland cho biết: "nhưng chúng tôi có khả năng đó và chúng tôi nhận thấy bộ xương này là hóa thạch bò sát biển hoàn chỉnh nhất từng thấy ở scotland".
Theo brusatte, loài vật này còn ấn tượng hơn cả quái vật hồ loch ness. "mọi người không nhận ra những con quái vật biển từng thực sự tồn tại. chúng lớn hơn, đáng sợ hơn và thú vị hơn huyền thoại quái vật hồ loch ness. hóa thạch mới là một trong số đó. nó từng sống ở scotland cách đây 170 triệu năm", brusatte nói.
Hóa thạch thằn lằn cá hoàn chỉnh sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về thời gian thống trị và sự tuyệt chủng đột ngột của loài vật này.
Phát hiện loài khủng long mới
Theo bbc , các nhà khảo cổ học ở đại học oxford, anh, phát hiện bộ xương bò sát 165 triệu năm tuổi ở khu mỏ must farm gần whittlesey, cambridgeshire. tiến sĩ carl harrington và đồng nghiệp đào được hơn 600 mẩu xương cũng như hộp sọ dưới lớp đất sét. eve, tên gọi của mẫu vật, có những đặc điểm cơ thể chỉ thấy ở loài khủng long cổ dài nhỏ bằng một nửa so với nó.
Phần đầu của Eve là thứ đầu tiên tiến sĩ Harrington nhận thấy khi đào xới lớp đất sét ẩm ướt. Sau đó, đội nhân viên của dự án Oxford Clay Working Group tìm thấy hàng trăm mẩu xương hóa thạch. Họ dành hơn 400 giờ để làm sạch và chỉnh sửa mẫu vật. "Tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xương ở một địa điểm trong khu mỏ như thế", tiến sĩ Harrington cho biết. Gần như tất cả xương của con vật đều được phát hiện, chỉ trừ chân chèo sau và một phần chân chèo trước.
Theo nhóm nghiên cứu, Eve sinh sống từ trước thời Đồ đồng rất lâu và là một loài khủng long cổ dài chưa được ghi nhận. Các chuyên gia tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên thuộc Đại học Oxford đang nghiên cứu bộ xương.
Tiến sĩ Roger Benson, một nhà cổ sinh vật học, cho biết Eve có chiếc cổ dài 2,5 mét, thân hình giống cái thùng, có 4 chân chèo và chiếc đuôi ngắn. Các nhà khoa học đang tìm cách tách hộp sọ của con vật ra khỏi khối đất sét bao quanh, bằng cách chụp cắt lớp vi tính để xác định vị trí các mẩu xương mà không làm tổn hại đến chúng.
Theo Lê Chính/VietQ