Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

“Hỏa trị liệu” - Nhập nhèm đánh lận con đen?

Các cơ sở “hỏa trị liệu” núp bóng các cơ sở spa, thẩm mỹ làm đẹp mọc lên như nấm, thậm chí có cơ sở tự đào tạo cấp giấy chứng nhận cho học viên “hỏa trị liệu”.
Tiếp theo kỳ trước Trị nhiều bệnh bằng “hỏa trị liệu”: Thực hư thế nào?

Trên số báo 158 ra ngày 2/10/2017, báo Sức khỏe&Đời sống đã nêu lên thực trạng trong thời gian qua các cơ sở “hỏa trị liệu” núp bóng các cơ sở spa, thẩm mỹ làm đẹp, được mọc lên như nấm, thậm chí có cơ sở tự đào tạo cấp giấy chứng nhận cho học viên đối với “hỏa trị liệu”.

Phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống đã làm việc với các cơ quan chức năng để làm rõ thêm vấn đề này.

Tổng rà soát toàn bộ các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp

Trao đổi với phóng viên báo SK&ĐS, bà Lê Thị Thanh Bình, Trưởng phòng y tế quận Hà Đông thừa nhận đơn vị này chưa nắm được các cơ sở có hoạt động chữa bệnh bằng “hỏa trị liệu”. Liên quan đến giấy phép hoạt động của các cơ sở “hỏa trị liệu” trên địa bàn, bà Bình cho rằng các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp (spa) là các ngành nghề không có điều kiện nên họ không cần phải có giấy phép mà chỉ cần có Giấy đăng ký kinh doanh (KD) là có thể hoạt động được. Nếu trước đấy Giấy đăng ký KD do Phòng Tài chính - Kế hoạch quận ký cấp thì đến nay căn cứ theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh, chữa bệnh thì việc cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở này do Phòng y tế quận quản lý.

Theo bà Bình, thực hiện văn bản chỉ đạo của Sở Y tế Hà Nội về việc rà soát, thống kê các cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp. Nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng trong hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp trên địa bàn quận Hà Đông, bà Bình cung cấp cho PV Văn bản số 1923/UBND-YT, ban hành ngày 29/8/2017 của UBND quận Hà Đông do bà Phạm Thị Hòa, Phó Chủ tịch ký yêu cầu UBND các phường rà soát, thống kê, lập danh sách các cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp trên địa bàn quận (Tên cơ sở; địa chỉ; số giấy chứng nhận đăng ký KD; ngày cấp; số điện thoại) gửi về Phòng Y tế tổng hợp trước ngày 10/9/2017 để tập huấn Nghị định 109/2016/NĐ-CP, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở này hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật. Mặc dù vậy, đến nay Phòng y tế quận chưa thể tổng hợp số liệu cụ thể từ các phường gửi lên lý do đang tập trung cho chống dịch sốt xuất huyết.

Liên quan đến việc các cơ sở thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp lợi dụng sự cả tin của người dân áp dụng hình thức chữa bệnh bằng “hỏa trị liệu” khi chưa đủ các điều kiện cho phép hoạt động theo quy định, về việc này Phòng y tế sẽ báo cáo xin ý kiến UBND quận Hà Đông thành lập đoàn liên ngành tổng kiểm tra các cơ sở thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp nếu có các hoạt động “hỏa trị liệu” sẽ xử lý nghiêm theo quy định.

“Lập lờ đánh lận con đen”

Trong khi chưa có sự đánh giá mức độ tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh theo kiểu “hỏa trị liệu” này từ các cơ quan chuyên môn, thì việc các cơ sở thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp nở rộ trong thời gian qua là do họ đã nắm bắt được tâm lý tò mò và thị hiếu của người dân nên đã áp dụng hình thức chữa bệnh bằng “hỏa trị liệu” dẫn đến các cơ quan chức năng không kiểm soát nổi. Bên cạnh đó, họ cũng chỉ dựa vào Giấy chứng nhận đăng ký KD rồi “nhậm nhèm” hoạt động “chui” thu tiền, hoặc tự tổ chức đào tạo các lớp và cấp giấy chứng nhận về “hỏa trị liệu”. Theo tìm hiểu của phóng viên, để giải quyết tình trạng này, thời gian qua, Viện Châm cứu Trung ương đang xây dựng một quy trình chuẩn để nghiên cứu đánh giá tác động tới sức khỏe liên quan đến “hỏa trị liệu” này, xin góp ý chỉnh sửa và nếu được phép thì sẽ cho đào tạo cấp chứng chỉ và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, chia sẻ với phóng viên, đại diện Viện Châm cứu Trung ương khẳng định đến nay Viện chưa đào tạo và cấp chứng nhận cho trường hợp nào.

Trao đổi với TS. Đoàn Quang Huy, Phó Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Tuệ Tĩnh cũng thừa nhận việc dùng “hỏa trị liệu” cũng có một số tác dụng ít nhiều đối với cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, đối với các cơ sở không được đào tạo, hướng dẫn bài bản sẽ rất nguy hiểm đối với khách hàng. Do đó bắt buộc các cơ sở này phải đào tạo bài bản, trong đó phải chú trọng đến công tác phòng chống cháy nổ và phải được Sở Y tế hoặc cơ quan chủ quản cho phép hoạt động lĩnh vực này trong các cơ sở spa. Hơn nữa, nếu được phép của các cơ quan chức năng trong việc điều trị bằng “hỏa trị liệu” khuyến cáo là nên áp dụng ở bệnh viện, sau khi có sự thăm khám của bác sĩ. Đặc biệt lưu ý không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp điều trị bệnh bằng “hỏa trị liệu” được mà cần có sự hướng dẫn của các bác sĩ.

Liên quan đến “hỏa trị liệu”, vừa qua, chị Nguyễn Thị Minh P. (SN 1986), trú tại khu, quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng là nhân viên của cơ sở thẩm mỹ có tên gọi Muối Spa có địa chỉ tại 97 đường Điện Biên Phủ đã bị bỏng nặng khi thực hiện hỏa liệu pháp cho khách hàng. Trong khi chị P. đang cầm lọ cồn trên tay thì lửa bén nhanh cháy bùng lên cổ, ngực, tay, bụng… vết bỏng chiếm hơn 40% diện tích cơ thể chị P. Theo Sở Y tế Hải Phòng, về góc độ chuyên môn thì cơ sở hoạt động spa trên chỉ cần giấy phép đăng ký kinh doanh, không cần cấp phép của Sở Y tế. Nhưng cơ sở có 3 điểm sai cơ bản đó là: Không có chứng chỉ kỹ thuật viên cho nhân viên hành nghề; Không có tủ cứu thương; Không có chuông báo cấp cứu.Mời xem tiếp trên số báo sau

Nhóm PVĐT

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/hoa-tri-lieu-nhap-nhem-danh-lan-con-den-n136897.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY