Khoa học hôm nay

Hoàng gia Anh từng có một nàng Công chúa da đen kỳ lạ

Bức chân dung vẽ Công chúa châu Phi từng bị bán làm nô lệ, được trưng bày trong ngôi nhà cũ của Nữ hoàng Victoria trên Đảo Wight.

Cô bé nô lệ trở thành món quà ngoại giao

Khoảng năm 1850, một thuyền trưởng trẻ tuổi tên là Frederick E. Forbes đã đặt chân tới vương quốc Dahomey (Phi Châu, ngày nay là Cộng hòa Benin) để tận mắt chứng kiến Hoàng đế Ghezo hùng mạnh trong sứ mạng chống lại chế độ nô lệ từ Đế quốc Anh. Một trong các món quà đã được trao cho E. Forbes – và nó là quà trao chính thức cho Nữ hoàng Anh, Victoria – là một cô bé 7 tuổi.

Hoang gia Anh tung co mot nang

Chỉ 2 năm trước đó, cuộc sống của cô bé đã bị đảo lộn. Ngôi làng nơi cô bé ở là Okeadan (ngày nay thuộc Nigeria) bị đột kích, cả gia đình cô bé đã bị sát hại, bản thân cô bị bắt làm nô lệ. Nhiều nguồn tư liệu nói rằng cô bé là con gái của một vị tù trưởng hoặc có dòng dõi hoàng gia, nhưng thuyền trưởng E.Forbes viết rằng “Tiểu sử gia đình cô bé khá rối rắm”; ông phỏng đoán rằng cô bé có “xuất thân gia đình tốt” bởi vì cô được cho sống sót tại triều đình mà không phải bị bán.

Mặc dù Vương quốc Anh là một lực lượng rất hùng hậu trong hoạt động thương mại nô lệ xuyên đại dương, nhưng vào năm 1838 dưới thời đại trị vì của Nữ hoàng Victoria, Quốc hội Anh đã tiêu hủy chế độ nô lệ trên khắp đế quốc Anh.

Thuyền trưởng E.Forbes đã đổi tên và làm lễ rửa tội cho cô bé Phi Châu khi họ lên chiếc tàu HMSBonetta. Từ thời điểm đó trở về sau, cô gái Phi đã chính thức được mang tên là Sarah Forbes Bonetta (từ đây gọi tắt là Sarah Bonetta).

Nữ hoàng Victoria đã nhận được lời giải cứu của Bonetta, và vào ngày 9 tháng 11 năm 1850, thuyền trưởng E.Forbes đã dâng Sarah Bonetta cho Nữ hoàng Victoria. Tên ban đầu của nàng Công chúa mồ côi là Aina.

Hoang gia Anh tung co mot nang

Vào những năm thập niên 1800, lãnh địa Sierra Leone là một phần của đế quốc Anh và được quản lý bởi các nhà truyền giáo Anh nhằm mục đích sáng tạo ra một nhà nước cho những người nô lệ tự do. Tiểu Công chúa Sarah Bonetta sống cùng thời điểm với gia đình của thuyền trưởng E. Forbes, thường xuyên được đưa đến Lâu đài Windsor và có cơ hội diện kiến Nữ hoàng Victoria.

Lọt vào “mắt xanh” của Nữ hoàng, được nuôi dưỡng trong môi trường trung lưu

Trong cuốn nhật ký của mình, Nữ hoàng Victoria hay viết âu yếm về Sarah Bonetta, người mà thỉnh thoảng bà vẫn gọi là Sally. Nữ hoàng viết: “Sau bữa trưa, Sally Bonita đến chỗ ta và cho ta xem thứ mà con bé vẽ.

Đây là lần thứ 4, ta thấy rằng ở đứa trẻ nghèo khó này là một trí tuệ tuyệt vời”. Có thiện cảm với Sarah, nữ hoàng Anh nhận cô bé da đen làm con gái đỡ đầu, sắp xếp cho Sarah được nuôi dưỡng trong môi trường của tầng lớp trung lưu.

Hoang gia Anh tung co mot nang

Thuyền trưởng E. Forbes qua đời vào năm 1851, và Sarah Bonetta khi đó mới 8 tuổi, đã được gửi tới một trường truyền giáo ở Freetown (Sierra Leone) vào tháng 5 năm 1851. Nhưng Sarah Bonetta không thích học tại trường, và Nữ hoàng đồng ý không cho Công chúa theo học nữa.

Về lại hoàng cung Anh, Công chúa Sarah Bonetta được bảo trợ bởi một gia đình mới, đó là nhà Schoen, sống ở Palm Cottage (Gillingham, hạt Kent, cách London khoảng 35 dặm về hướng Đông). Sarah Bonetta dường như có vẻ vui vì trong các lá thư thì tiểu Công chúa luôn gọi bà Schoen là “Mẹ”.

Bà Annie, con gái của bà Schoen, nhớ lại rằng tiểu Công chúa Sarah Bonetta là “rất tươi tắn và thông minh, thích đi học và có tài năng âm nhạc, và chẳng mấy chốc đã ra dáng như bất kỳ thiếu nữ Anh nào trạc tuổi”.

Hoang gia Anh tung co mot nang

Nữ hoàng Victoria đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến tiểu Công chúa bằng những hành động như thường xuyên mời đến lâu đài Windsor vào những ngày lễ, và trao quà tặng là một cái vòng vàng chạm khắc. Trong một bức ảnh khi đó, Sarah Bonetta khoảng 13 tuổi, tiểu Công chúa đã ra dáng một quý cô Anh thực sự, tay đeo vòng vàng, có lẽ là món quà được Nữ hoàng Victoria trao tặng. Lớn lên, Sarah trở thành một nhạc sĩ kiêm nhà ngôn ngữ học xuất sắc.

Lấy người mình không yêu, qua đời ở tuổi 37

Mặc dù sống ngay giữa tầng lớp quý tộc Anh giàu sang, quyền lực và nhận được chế độ giáo dục của Nữ hoàng Victoria, nhưng tiểu Công chúa Sarah Bonetta có rất ít cơ hội để tự kiểm soát số phận mình.

Cũng như hầu hết phụ nữ khác vào thế kỷ 19, Sarah Bonetta được đề nghị lấy chồng khi đến một độ tuổi thích hợp. Đối với Sarah Bonetta, độ tuổi đó là 19. Vị hôn phu đã được tìm thấy: Thuyền trưởng James Pinson Labulo Davies, một sĩ quan hải quân người Anh gốc Sierra Leone. Nhưng Công chúa Sarah Bonetta không hề yêu Davies.

Hoang gia Anh tung co mot nang

Viết thư cho “Mẹ” Schoen, Sarah Bonetta giải thích: “Con biết rằng người bình thường sẽ nói rằng ông ấy (Davies) giàu có và lấy ông ấy sẽ giúp con được độc lập, nhưng với con “Liệu con có thể đánh đổi mọi thứ chỉ để lấy tiền? Không bao giờ!”.

Nói thì vậy, nhưng vào tháng 8 năm 1862, Sarah Bonetta đành nhắm mắt lấy Davies. Trong một loạt các ảnh danh thiếp chụp vào năm 1862 (hiện đang được trưng bày ở Phòng trưng bày ảnh chân dung quốc gia ở thủ đô London), Sarah diện chiếc váy cưới màu trắng tinh khiết đứng bên vị hôn phu.

Vợ chồng son dọn tới Sierra Leone, rồi lại tới Lagos. Với sự cho phép của hoàng gia Anh, họ đặt tên cho con gái đầu lòng sinh vào năm 1863 là Victoria, còn Nữ hoàng Victoria trở thành mẹ đỡ đầu của đứa bé. Nữ hoàng Victoria tặng cho tiểu Công chúa Victoria mới sinh 1 chiếc tách vàng, 1 chiếc khay, 1 con dao, 1 cái nĩa và 1 cái thìa với thông điệp đầy yêu thương: “Ban cho Victoria Davies từ mẹ đỡ đầu, Victoria, Nữ hoàng của Vương quốc Anh và Ireland, năm 1863”.

Hai vợ chồng Sarah và Davies còn có 2 người con nữa, nhưng sức khỏe của Công chúa Sarah Bonetta bắt đầu suy yếu. Công chúa tới Madeira (một hòn đảo Bồ Đào Nha) nhằm tìm Thu*c đặc trị bệnh lao.

Buồn thay, Sarah Bonetta đã tạ thế vào năm 1880 khi chỉ mới 37 tuổi. Sững sờ khi biết tin con gái nuôi ch*t, Nữ hoàng Victoria đã viết trong cuốn nhật ký của bà rằng bà sẽ ban cho cháu gái đỡ đầu Victoria Matilda Davies một số tiền hàng năm là 40 bảng Anh (tương đương với số tiền ngày nay là 63.000 bảng Anh).

Hoang gia Anh tung co mot nang

Nhiều bí ẩn vẫn còn đó về cuộc đời của Công chúa Sarah Forbes Bonetta. Trong các lá thư của mình, Sarah Bonetta không hề nhắc tới hoàn cảnh tuổi thơ của mình, mất mát gia đình hay việc được giải cứu. Công chúa cũng không đề cập đến huyết thống hoàng gia mặc dù dân gian vẫn gọi Sarah Bonetta là “Công chúa Phi châu”.

Tại một thời đại mà chế độ nô lệ vẫn đang diễn ra ở Mỹ, thì sự ủng hộ và quan tâm của Nữ hoàng Victoria đối với Sarah Bonetta và gia đình của Công chúa được xem là một tuyên bố khoan dung mạnh mẽ.

Theo Phapluatbandoc

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/giai-ma/hoang-gia-anh-tung-co-mot-nang-cong-chua-da-den-ky-la-1535177.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY