Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Học người Nhật cách sử dụng ô an toàn trong mùa mưa để tránh những T*i n*n đáng tiếc

Ô dù là vật dụng quen thuộc nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thương tích.

Vào những hôm mưa gió, có lẽ chị em không lạ gì việc bị ô của người khác xiên hoặc quẹt vào người rất khó chịu.

Ngoài ra, việc che ô rồi đi lại nhanh nhanh chóng chóng của người lớn rất nguy hiểm, không thận trọng có thể gây thương tích về mắt cho trẻ nhỏ.

Tương tự việt nam, nhật bản cũng có những cơn mưa "không hẹn mà tới" quanh năm suốt tháng. do đó, người nhật hình thành thói quen mang theo ô mọi lúc mọi nơi để tránh bị ướt.

Cũng bị cán ô và chóp ô của người khác làm cho đau đớn nhiều lần, nữ họa sĩ với tài khoản Twitter @haniho_stamp quyết định phải làm gì đó để mọi người cẩn thận hơn khi mang ô ra đường.

Bằng nét vẽ hài hước dí dỏm, họa sĩ này đã chỉ ra việc cầm ô một cách tùy tiện nguy hiểm như thế nào:

Việc cầm ô một cách tùy tiện có thể gây ra những T*i n*n không đáng có.

8 tình huống nguy hiểm thường gặp do cầm ô tùy tiện.

Chủ yếu những tình huống này xảy ra do cầm ô ẩu, hướng đầu nhọn ra ngoài hoặc móc cán ô vào quần áo của người khác.

Không những chỉ ra những mối nguy của ô dù, haniho_stamp‏ tiếp tục minh họa cách cầm ô đúng chuẩn:

Những cách cầm ô an toàn cho bản thân và người khác.

Rất đơn giản, chỉ cần hướng mũi nhọn của ô xuống dưới đất hoặc giữ ô song song với thân người. Tiện lợi nhất là dùng ô gấp, có thể cất gọn trong túi xách khi không sử dụng.

Cần đặc biệt lưu ý: khi lên cầu thang, luôn luôn giữ ô ở phía trước mặt, tránh gây nguy hiểm cho người đi sau bạn.

Haniho_stamp‏ cho biết, cô mong muốn in những tờ hướng dẫn cầm ô và phát cho hành khách trên các ga tàu tại nhật bản. thực sự, không nhiều người nhận thức được sự nguy hiểm của việc cầm ô tùy tiện tại những khu vực đông đúc.

Không chỉ Nhật Bản, có lẽ người dân trên toàn thế giới nên chú ý tới việc tưởng như vặt vãnh này.

Theo cnn, người phụ nữ bên phải tấm ảnh đã bị chính đầu nhọn của ô gây ra T*i n*n khủng khiếp ở mũi. dù thế nào đi nữa, hãy thận trọng khi mang theo ô ra đường!

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/hoc-nguoi-nhat-cach-su-dung-o-an-toan-trong-mua-mua-de-tranh-nhung-tai-nan-dang-tiec-20200905091842812.htm)

Tin cùng nội dung

  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Đó chính là cách yêu con đúng đắn của các bà mẹ Nhật, thay vì việc khoe trẻ chỉ để thỏa mãn niềm yêu thích đơn thuần của mẹ hay để chứng minh con mình giỏi hơn con người khác.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY