Lá kép mọc so le, gồm 5 - 1 lá chét hình trái xoan, lá chét cuối hình trứng, đầu nhọn, gỗ hơi lệch, mép nguyên hay hơi khía tai bèo, có nhiều điểm tuyến chứa dầu. Hoa trắng mọc thành chuỳ thưa ở ngọn. Quả hình cầu, màu vàng, có 1 - 2 ô; chứa một hạt to.
Loài của Nam Trung quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở Hoà Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh. Cũng được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để lấy quả ăn. Thu hái rễ, lá quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu, thu hái quả cả vỏ khi quả chín, hoặc dùng hạt và phơi khô.
Lá có vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm. Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác giảm đau, lợi tiêu hoá, tiêu phù. Quả có vị ngọt và chua, tính hơi ấm; có tác dụng làm long đờm kích thích tiêu hoá và ngừng nôn mửa.
Rễ và hạt dùng trị: 1. Đau dạ dày, đau thượng vị, đau thoát vị, đau bụng kinh; 2. Thấp khớp đau nhức xương.
Quả dùng trị: 1. Tiêu hoá kém; 2. Ho nhiều. Nhân dân còn dùng lá nấu nước gội đầu cho sạch gầu, trơn tóc và nấu nước xông chữa thấp khớp.
Chữa đau dạ dày, đau bụng co thắt: dùng hạt hồng bì phơi khô tán nhỏ uống mỗi lần 6 - 10g (có thể 12 - 290g), ngày uống 2 - 3 lần.