Cây thuốc quanh ta hôm nay

Hồng hoa - Vị Thuốc hoạt huyết thông kinh

Theo y học cổ truyền, hồng hoa vị cay, tính ôn; vào tâm can, có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, thông kinh chỉ thống.
Hồng hoa là hoa khô của cây hồng hoa (Carthamus tinctorius L.) còn gọi cây rum. Hồng hoa có tác dụng làm hạ huyết áp và mỡ máu, tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm. Theo y học cổ truyền, hồng hoa vị cay, tính ôn; vào tâm can, có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, thông kinh chỉ thống. Sau đây là một số bài Thuốc trị bệnh có dùng vị Thuốc hồng hoa.

hoạt huyết thông kinh:

Bài 1: hồng hoa 12g, dùng rượu sắc, chia uống làm 3 lần. Trị đau bụng kinh.

Bài 2: hồng hoa 6g, xuyên khung 4g, đương quy 12g, hương phụ 12g, diên hồ sách 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu để uống. Uống trước khi thấy kinh. Trị đau bụng kinh.

Bài 3: hồng hoa 4g, ích mẫu thảo 20g, sơn tra 20g. Thêm lượng đường đỏ vừa đủ. Sắc uống. Trị sau khi đẻ huyết hôi không ra hết.

Bài 4: hồng hoa 10g, xuyên khung 10g, ngưu tất 10g, ngâm với 500ml rượu trong 7 ngày. Uống sáng chiều, mỗi lần không quá 15ml trước bữa ăn 15 - 30 phút. Dùng cho các trường hợp đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau tức ngực, đau quặn bụng, đau bụng kinh.

Bài 5: hồng hoa 4g, đương qui 12g, đan sâm 15g, tất cả sắc lấy nước bỏ bã; cho 100g gạo nếp vào nấu cháo. Khi cháo chín cho Thuốc vào, nấu cho vừa mức ăn là được. Cho ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp kinh nguyệt không đều do huyết hư huyết ứ.

Bài 6: hồng hoa 12g, hương phụ 18g, gạo nếp 60g. Dược liệu sắc lấy nước bỏ bã; gạo nấu cháo. Khi cháo chín cho Thuốc vào, nấu cho vừa mức ăn là được. Mỗi ngày 1 lần, cho ăn khi đói. Cho uống trước kỳ kinh, do kinh nguyệt kéo dài sau kỳ, kinh ít, sẫm tím, có huyết khối, đau trướng tức vùng tiểu khung và đau tức vùng bụng ngực, liên sườn và hai vú.

Bài 7: hồng hoa 10g, gừng tươi 8g, đậu đen 50g. Hồng hoa, gừng gói trong vải xô, cùng nấu chín, vớt bỏ gói bã Thuốc, cho thêm muối và chút gia vị thích hợp. Ngày 1 lần cho ăn, liên tục trong 10 ngày. Dùng cho bệnh nhân huyết hư thiếu máu.

Trừ ứ, trị chấn thương

Bài 1: hồng hoa 12g, đào nhân 12g, sài hồ 12g, đương quy 12g, đại hoàng 8g. Dùng rượu loãng sắc uống.

Bài 2: hồng hoa 250g, đào nhân 250g, quy vĩ 250g, chi tử 500g. Nghiền chung thành bột mịn; thêm một lượng bột mỳ quấy hồ với giấm, đắp lên vết thương.

Bài 3: hồng hoa 30g, rượu 500ml, ngâm trong 7 ngày. Mỗi lần uống 20 - 30ml. Ngày 2 - 3 lần.

hoạt huyết, mọc sỏi

Đương quy 8g, hồng hoa 12g, tử thảo 12g, lá đại thanh 12g, liên kiều 12g, ngưu bàng tử 12g, hoàng liên 6g, cam thảo 4g, cát căn 12g. Sắc uống. Dùng khi nốt sởi khó mọc, nhọt độc sưng.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và người kinh nguyệt nhiều quá không được dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hong-hoa-vi-thuoc-hoat-huyet-thong-kinh-6379.html)

Tin cùng nội dung

  • Tết đến, các gia đình thường mua hoa để trưng bày trong nhà. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, bên cạnh vẻ đẹp, các loại hoa Tết như đào, hoa hồng, cúc vạn thọ, hoa mào gà… còn là những vị Thuốc quý.
  • Các loại rau thơm không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Uất kim còn có tên khác là củ nghệ, là phần rễ phình ra thành củ của cây khương hoàng (Curcuma aromatica Salisb.) hoặc cây nghệ. Thân củ được gọi là khương hoàng, củ con được gọi là uất kim. Nghệ là một loại gia vị quan trọng trong nhiều món ăn ngon.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY