Kinh tế xã hội hôm nay

Họp lớp để giúp đỡ, chia sẻ thì nên, nếu chỉ đến khoe của thì đừng

(MangYTe) - Nếu tổ chức họp lớp chỉ để khoe ăn, khoe chơi thiết nghĩ cũng cần nên chấm dứt vì chỉ mang lại phiền toái mà thôi.

Như đã thành thông lệ, cứ vào đầu năm mới lại nổ rộ phong trào họp lớp. Thôi thì đủ các khối lớp được tổ chức. Từ lớp 5 đến lớp đại học, từ lớp học lái xe đến những lớp chính trị cấp tốc.

Sau Tết thường là mùa họp lớp (Ảnh minh họa: Phatgiao.org.vn)

Có những lớp tổ chức khá bài bản, thể hiện sự thân thiện, gần gũi, tình thương mến thương.

Người thành đạt cũng như người thất bại trong cuộc sống, người giàu sang cũng như nghèo hèn…không có sự phân biệt tỏ rõ đẳng cấp.

Ngược lại, có không ít những lớp tổ chức họp nhưng mọi người tập trung chủ yếu chỉ xe xua áo quần, xe cộ, khoe nhà cửa, con cái, thu nhập…đã làm chạnh lòng những người không gặp may mắn trong cuộc sống.

Có người đi họp lớp về thêm niềm vui, có thêm cả động lực để cố gắng vươn lên cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngược lại, có người đi họp lớp về càng u sầu vì thấy mình quá kém cỏi, thua bạn thua bè dù ngày xưa lực học lại chẳng thua ai trong lớp.

Họp lớp để giúp đỡ, sẻ chia


Mỗi năm vài lần họp lớp, nhưng làm thế nào là đúng và có ý nghĩa?

Tôi vốn là thành viên của lớp 12T (lớp chọn Toán của Trường Trung học Quảng Xương 1, tỉnh Thanh Hóa) nhưng chỉ học 3 tháng là được chuyển qua lớp 12H (lớp chọn Văn).

Thế nên tôi cũng được các bạn mời đi họp lớp trong một lần có dịp về quê.

Phải nói, hầu như những bạn nam của lớp đều khá thành đạt. Mỗi khi tổ chức họp lớp, một số bạn có cuộc sống khá giả đôi khi còn tài trợ cho những bạn khó khăn nơi xa về tụ hội.

Số tiền đóng góp gây quỹ không bổ đầu từng người mà người khá giả đỡ đần người nghèo khó.

Số tiền quyên góp được sẽ dùng một ít trang trải buổi gặp mặt. Số khác đi thăm nom những bạn chẳng may bệnh đau, thăm viếng cha mẹ bạn ốm yếu, phúng điếu ma chay cho gia đình bạn có tang gia hoặc hỗ trợ học bổng cho con cái của một số bạn.

Đặc biệt, những bạn thành đạt đã có địa vị nhất định sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ công ăn việc làm cho con của một số bạn nếu cần.

Hay như lớp 12E ở Trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt tỉnh Bình Thuận cũng tổ chức họp lớp thường xuyên vào mỗi dịp năm mới.

Buổi họp lớp cũng là lúc công khai tài chính hoạt động của Ban liên lạc lớp trong suốt một năm qua.

Quỹ lớp khi nào cũng có từ dăm chục đến hàng trăm triệu đồng. Nhiều tiền như thế là nhờ có mấy bạn là Việt kiều gửi tiền về để giúp đỡ những bạn cũ gặp khó khăn.

Có bạn được ban liên lạc trích khoảng vài chục triệu đồng hỗ trợ vốn làm ăn, khi khấm khá hơn thì thu xếp trả lại.

Rồi học bổng cho con của những bạn nghèo cũng lên tới hàng chục triệu đồng/năm.

Họp lớp để khoe nhà, khoe xe…


Có bao giờ ai đó hình dung mình không có quê hương chưa?

Cô bạn cùng trường tên Th. Nói rằng: “Đây là lần đi họp lớp cuối cùng của em và chẳng bao giờ em đi họp nữa vì chán và tủi phận lắm”.

Nói rồi cô em kể bạn bè tới đó chỉ góp tiền mua đồ ăn, mọi người hàn huyên hỏi nhau cũng chỉ xoay quanh việc làm nghề gì?

Ở đâu? Thu nhập bao nhiêu? Nhà to hay nhỏ? Con cái học trường nào?...

Người thành đạt có cuộc sống sang giàu thì vui mừng hớn hở vì có dịp lên giọng. Người nghèo khó, thất bại trong cuộc sống lại tỏ ra mặc cảm, tự ti cứ ngồi khép nép một chỗ.

Có bạn lại tỏ ra cao ngạo, thương hại: “Ngày trước trông mày sang chảnh quá mà, không ngờ giờ lại tàn tạ đi thế?”

“Chồng mày kém cỏi thế à? Cần gì cứ đến tao”…

Có bạn đi họp lớp về thì suốt ngày than vắn thở dài đổi tại số: “Mình ngày xưa học có thua nó đâu, thế mà bây giờ nó đã là sếp, mình suốt ngày là ngã làm thuê nhận ba đồng lương còm”.

Họp lớp! Một nét sinh hoạt vô cùng đáng quý. Thế nhưng gặp nhau để thấu hiểu, sẻ chia để giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống sẽ đáng quý nhường nào.

Nhưng nếu tổ chức họp lớp chỉ để khoe ăn, khoe chơi thiết nghĩ cũng cần nên chấm dứt vì chỉ mang lại phiền toái mà thôi.

Phan Tuyết

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục (https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/hop-lop-de-giup-do-chia-se-thi-nen-neu-chi-den-khoe-cua-thi-dung-post206564.gd)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Chiều ngày 22/4, PV ADZ đã đến tận nhà cô giáo Nguyễn Thị Nhung – hoàn cảnh trong bài viết “Số phận nghiệt ngã của vợ chồng cô giáo trường làng (giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, Quảng Nam) để trao số tiền gần 30 triệu đồng của bạn đọc ADZ giúp đỡ cho hoàn cảnh khó khăn của cô.
  • (MangYTe) - Ngày 19/4, PV ADZ cùng chính quyền xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tới thăm và trao số tiền 49.000.000 đồng tới gia đình chị Võ Văn Nghị, nhân vật trong bài viết “Nỗi cùng cực của người phụ nữ nuôi mẹ liệt giường, con tàn tật”.
  • (MangYTe) - Số tiền 128.970.000 đồng do bạn đọc Quỹ nhân ái của báo ADZ để gửi tặng, giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn của thầy giáo Trung và con gái nhỏ đã được trao tận tay thầy cùng gia đình trong niềm vui mừng, biết ơn đến những tấm lòng cao đẹp.
  • (MangYTe) - Từ khi mẹ Ch?t, bố đổ bệnh, bé Thuyết bỗng dưng trở thành trụ cột gia đình. Ngoài việc đi xin cơm, tự hái đu đủ xanh, lá rau cằn cỗi quanh nhà luộc để hai cha con ăn cho no bụng thì hơn 3 tháng qua, đứa trẻ này chưa một lần biết đến mùi vị của miếng thịt.
  • (MangYTe) - Khi con “điên” hẳn, bà lại thấy may bởi anh Thông không còn biết gì nữa, bà cũng không phải oằn mình bế cháu lên xe, đẩy chạy ra khỏi nhà cả đêm để tránh những trận đòn của con. Bà chỉ sợ mình ch*t đi, con trai, cháu nội không biết bấu víu vào đâu để sống.
  • (MangYTe) - Phác đồ điều trị căn bệnh ung thư dạ dày phải trải qua 8 đợt chuyền hóa chất nhưng chị Lý mới chuyền được 2 lần. Người phụ nữ đã cắt toàn bộ dạ dày này cũng không thể yên tâm chữa trị khi người chồng đang chống chọi với căn bệnh ung thư tai ở ngoài Hà Nội.
  • Ngày 25/10, tại Viện Huyết học truyền máu trung ương, Tổng hội y học Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt các tân sinh viên thủ khoa ngành y, dược thuộc 11 trường đại học các tỉnh phía Bắc năm 2015.
  • Bạn sinh năm nào? Hãy cùng iOne tra thử xem bạn có quý nhân phù trợ trong năm này không nhé!
  • Một người mẹ ẩn danh có con trai bị tim bẩm sinh dành số tiền 86 triệu đồng để giúp đỡ hơn 20 bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại Lớp học Hy vọng, Bệnh viện Nhi Trung ương.
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY