Ngày 25/10, tại Viện Huyết học truyền máu trung ương, Tổng hội y học Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt các tân sinh viên thủ khoa ngành y, dược thuộc 11 trường đại học các tỉnh phía Bắc năm 2015.
Ngày 25/10, tại Viện Huyết học truyền máu trung ương, Tổng hội y học Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt các tân sinh viên
thủ khoa">
thủ khoa ngành y, dược thuộc 11 trường đại học các tỉnh phía Bắc năm 2015.
Đây là hoạt động thường niên, được tổ chức lần thứ 5 của Tổng hội y học Việt Nam nhằm khích lệ, động viên cũng như tôn vinh kết quả học tập, bồi dưỡng tinh thần hiếu học để các em phấn đấu noi theo những tấm gương sáng về y đức, y nghiệp từ những người thày thế hệ đi trước và trở thành những cán bộ y tế xuất sắc trong tương lai.
Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Lê Quang Cường, đại diện một số cục, vụ Bộ Y tế, các vị giáo sư, tiến sỹ đầu ngành y, dược, Thày Thu*c nhân dân, Anh hùng lao động… và 43 tân sinh viên là
thủ khoa">
thủ khoa kỳ thi đại học năm 2015 ngành y, dược của 11 trường đại học khu vực phía bắc đã tới tham gia buổi giao lưu gặp mặt nhiều xúc động và rất có ý nghĩa này.
Sau khi nghe các em chia sẻ những lí do tại sao chọn nghề y, GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội y học Việt Nam đã đặt một câu hỏi “nghề y là gì ?” – một câu hỏi mang nhiều ẩn ý, tưởng chừng rất đơn giản nhưng đối với các thủ khoa">thủ khoa được coi là bài học đầu tiên. GS Phạm Mạnh Hùng tiếp tục chia sẻ: nói nghề y là nghề “chữa bệnh”, nói như vậy là sai và chưa đủ. Vì sao, vì nghề y là nghề “chữa người bệnh” chứ không nói là chữa bệnh.
GS. Phạm Mạnh Hùng tiếp tục giảng bài: một người A bị bệnh huyết áp sẽ được chữa trị theo phác đồ của người A, nhưng với người B bị bệnh huyết áp thì không thể chữa huyết áp theo phác đồ của người A mà phải chẩn đoán và điều trị theo căn nguyên bệnh của người B. Bởi vậy, khi nói về bệnh huyết áp thì nghề y là nghề chữa người bị huyết áp, chứ không phải chữa huyết áp…
Khi chia sẻ với các tân thủ khoa">thủ khoa, GS Phạm Mạnh Hùng đã dẫn lại lời của cố GS Tạ Quang Bửu, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp của Việt Nam : “ học đại học là quá trình chuyển đổi từ bị đào tạo sang tự đào tạo…”. GS Phạm Mạnh Hùng đã rất tâm huyết với câu nói này: học phổ thông là thụ động, các giáo trình sẽ có một, hai la mã… nhưng khi vào đại học thì không ai có thể đào tạo đầy đủ cho các em mà tự chính bản thân, các em phải là người thày của mình…
GS Vũ Triệu An dù đã 92 tuổi nhưng vẫn đến tham dự buổi gặp mặt. Ông đã khiến các sinh viên ngỡ ngàng và cảm phục về tinh thần học hỏi và sức làm việc không ngừng khi cho biết mình đang viết một cuốn sách về những nhà khoa học đã đoạt giải thưởng Nobel y học. GS Triệu An khuyên các tân sinh viên phải giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để có thể cập nhật những tin tức y học mới nhất, sẽ giúp các em mở mang và có cống hiến nhiều hơn cho nền khoa học nước nhà.
Bài học của GS.TS Phạm Thanh Kỳ, nguyên hiệu trưởng trường đại học dược Hà Nội đến với các em, đó là: Thế kỉ 21 là thế kỉ kĩ thuật số, rất tiện lợi cho việc học hành, mở mang kiến thức. Nhưng phải biết lựa chọn những thông tin bổ ích cho việc học của mình, tránh tràn lan, loại bỏ những thông tin không phù hợp. Nói tóm lại phải có phương pháp học hiệu quả để phục vụ cho mục đích của mình.
Bài học tiếp theo mà GS Kỳ chia sẻ: học nghề gì thì phải tâm huyết với nghề đó. Đã chọn ngành dược thì có trách nhiệm tạo ra Thu*c cứu người, không nên làm trình dược viên. Cần tránh những việc như hiện nay nhiều người đi bán hàng đa cấp, đầu tiên là họ lừa chính mình, rồi sau đó họ sẽ lừa đến gia đình, bạn bè…
GS.TS Lê Ngọc Trọng, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế nhắn nhủ các tân thủ khoa">thủ khoa nên giữ vững phong độ, không chủ quan dẫn đến thụt lùi khi bước vào giảng đường đại học. Đồng thời các kiến thức học được phải gắn với thực tế lâm sàng, thường xuyên rèn luyện thực hành, và tham gia làm công tác nghiên cứu khoa học.
“
Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Lê Quang Cường khi nói về buổi gặp mặt này. Thứ trưởng chia sẻ: có thể các em chưa hiểu hết ý của các thày nhưng là một vinh dự lớn vì các em được ngồi với các “nhân chứng lịch sử” và được nghe nhiều bài học thiết thực, bổ ích và hết sức có ý nghĩa.
Thay mặt lãnh đạo Bộ, thứ trưởng đã bày tỏ sự cám ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự cống hiến, ý kiến đóng góp quí giá từ phía các thày giành cho ngành y tế nước nhà. Đồng thời thứ trưởng cũng động viên các tân thủ khoa">thủ khoa cần “giữ lửa” và phát huy những thành quả mà các em đã đạt được từ kì thi đại học vừa qua.
Cùng với sự động viên giành cho các tân thủ khoa">thủ khoa, thứ trưởng cũng cho biết: ở các nước có nền giáo dục phát triển, “đầu vào” (thi đỗ đại học) không quan trọng và được đánh giá cao như “đầu ra”, sắp tới có thể Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đi theo hướng này.