văn chấn là huyện miền núi có diện tích tự nhiên trên 121.000ha, nằm ở sườn phía đông bắc của dãy hoàng liên sơn. văn chấn cũng là nơi quần tụ của 23 dân tộc anh em cùng sinh sống. sự hội tụ đa văn hóa ấy đã tạo cho văn chấn một nền văn hóa giàu sắc thái, nhưng thống nhất và độc đáo - là trung tâm của vùng văn hóa mường lò - một trong 3 vùng văn hóa tỉnh yên bái.
Nói đến văn chấn không thể không nhắc đến tú lệ - xã thuộc huyện văn chấn (tỉnh yên bái), nằm giữa 3 ngọn núi cao khau phạ, khau thán, khau song - đẹp hư ảo với những thửa ruộng bậc thang vàng óng, nằm trên sườn núi đá, những con đường núi mang những cung bậc của đèo dốc cao, những ngôi nhà nhỏ bằng gỗ cheo leo thoáng ẩn thoáng hiện giữa đỉnh trời, những thung lũng lúa chín, thoang thoảng mùi hương cốm mới… nơi đây là nơi duy nhất trồng được nếp tan - “khâu tan chậu” - thứ lúa nếp đã được viện cây lương thực xếp vào hàng các loại gen quý hiếm cần được bảo tồn.
nước nóng cũng là đặc ân mà thiên nhiên đã dành tặng cho văn chấn. trong 9 huyện, thị của yên bái chỉ có hai huyện là văn chấn và trạm tấu có các mỏ nước khoáng nóng đã được phát hiện và khai thác, trong đó văn chấn chiếm tới 4/5 điểm gồm: suối khoáng bản hốc thuộc xã sơn thịnh, bản bon ở xã sơn a và các điểm khác ở xã gia hội, tú lệ.
Tuy nhiên, đặc ân lớn nhất và cũng là điểm nhấn lớn nhất của du lịch văn chấn có lẽ là non cao suối giàng. suối giàng ở khá độc lập trên độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển và cách trung tâm huyện lỵ văn chấn 12km. độ cao này đã khiến nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, tựa như sa pa, đà lạt. suối giàng còn có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những ruộng lúa bậc thang cong cong theo vạt núi, phóng tầm mắt xuống biển lúa vàng óng vùng mường lò. cùng với cảnh sắc thiên nhiên là những nét văn hóa độc đáo của người mông, người dao, người thái còn được bảo tồn ở văn chấn. chưa hết, thiên nhiên còn hào phóng ban tặng cho miền sơn cước này một vùng chè shan tuyết trải rộng trên diện tích khoảng 300 ha với rất nhiều cây có tuổi đời lên tới vài trăm năm. chè được hái, được sao bằng kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của người mông, phủ một lớp áo trắng mờ trên búp chè săn chắc nên được gọi là chè tuyết. có lẽ bởi điều kiện khí hậu, môi trường hết sức đặc biệt nên chè tuyết nơi đây được đánh giá là “cực ngon” khi hội tụ cả hương thơm, vị đậm, nước xanh. chưa hết, đến suối giàng còn có cơ hội đến với lễ cấp sắc của người dao, lễ mừng cơm mới của người thái, đến với khu rừng nguyên sinh tập lăng, thác tập lăng nước chảy trắng xóa. đặc biệt, suối giàng còn nổi tiếng về các loại đá cảnh (vân hoa tím, vân hoa xanh) được phân bố chủ yếu ở dãy núi khỉ thuộc địa phận giàng a, vách đá vàng và thôn suối lóp. loại đá này chỉ có ở suối giàng, nó không những mang vẻ đẹp về thẩm mỹ mà còn có giá trị kinh tế rất cao.
Những di sản tự nhiên ấy là lợi thế không nhỏ để văn chấn phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, cộng đồng.
Nhận thức rõ lợi thế ấy, những năm qua, huyện văn chấn đã chủ trương tập trung phát triển du lịch, trong đó trọng điểm là du lịch sinh thái, cộng đồng. thực hiện đề án “phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền tây yên bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, huyện văn chấn tập trung vào một số giải pháp cụ thể xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, liên kết địa phương trong khu vực miền tây, kết nối các tour, tuyến, xây dựng thương hiệu du lịch đặc thù, đồng thời tập trung nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho du lịch.
Huyện tập trung xây dựng một số điểm du lịch có tiềm năng và đặc sắc như: tại xã suối giàng, khu du lịch suối nước nóng cộng đồng bản hốc ở xã sơn thịnh, du lịch cộng đồng bản khá ở xã thanh lương…
Đồng thời, Huyện chỉ đạo Phòng Văn hóa bảo tồn, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc như: Khôi phục, tổ chức các lễ hội giới thiệu dân ca, dân vũ, kiến trúc nhà ở của các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Huyện đã đầu tư phát triển 11 di tích (trong đó có 2 di tích cấp Quốc gia) để trở thành điểm tham quan hấp dẫn cho du khách.
Để tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu về đất và người văn chấn đến với du khách, huyện phối hợp tổ chức tốt các hoạt động trong tuần lễ văn hóa – du lịch mường lò và lễ hội khám phá danh thắng quốc gia ruộng bậc thang mù cang chải; tổ chức lễ hội giã cốm tại bản pom ban, xã tú lệ và tổ chức lễ hội tôn vinh cây chè tổ suối giàng vào tháng 9/2019.
Cho đến nay, du lịch sinh thái, cộng đồng tại văn chấn đã thu được kết quả tích cực. du lịch cộng đồng ngày càng tăng cả về quy mô và số lượng, không chỉ giúp người dân văn chấn chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế bền vững mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái và bảo tồn phát huy những bản sắc văn hóa độc đáo. các hộ làm du lịch đã ý thức được những giá trị văn hóa của vùng miền, tích cực tìm hiểu phương pháp và tham gia tập huấn kỹ năng làm du lịch, tận dụng tiềm năng, thế mạnh và bản sắc văn hóa các dân tộc để đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị nhất.
Năm 2019, văn chấn phấn đấu thu hút trên 70.000 lượt du khách đến tham quan với doanh thu đạt 43 tỷ đồng. để đạt được mục tiêu này, cùng với việc hỗ trợ xã suối giàng và xã tú lệ khai thác các sản phẩm du lịch đặc thù, huyện tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các dự án trong lĩnh vực du lịch; xây dựng chương trình phát triển du lịch trọng tâm hướng kết nối các tour, tuyến, xây dựng thương hiệu du lịch đặc thù của huyện như: khu sinh thái suối giàng - suối khoáng nóng ở bản hốc, xã sơn thịnh - du lịch cộng đồng bản khá, xã thanh lương - suối nước nóng của bản bon, xã sơn a; khu sinh thái suối giàng - nghĩa lộ - suối khoáng nóng trạm tấu - chinh phục đỉnh tà xùa; khu sinh thái suối giàng - bản sà rèn - động tiên nữ - tú lệ - ruộng bậc thang mù cang chải - bản kim nọi…
Theo ước tính của các chuyên gia, phát triển các mô hình du lịch cộng đồng sẽ là giải pháp cơ bản giúp văn chấn hoàn thành mục tiêu mỗi năm đón khoảng 45.000 lượt khách, doanh thu từ du lịch hơn 20 tỷ đồng. đó cũng là đích mà văn chấn đang nỗ lực hướng tới.
Chủ đề liên quan:
cộng đồng du lịch sinh thái huyện Văn Chấn kinh tế ngành kinh tế mũi nhọn phát triển du lịch văn chấn yên bái