Bạn nên biết hôm nay

Huyết áp xáo trộn hậu Covid-19

Sau khi khỏi Covid-19, tôi bị hạ đường huyết và tụt huyết áp. Mẹ tôi 60 tuổi, bị cao huyết áp đã điều trị ổn định, tăng huyết áp trở lại dù uống Thu*c đều.

Tình trạng này có nguy hiểm không và làm gì để khắc phục? (Mỹ Anh, 24 tuổi, Đồng Nai)

Trả lời:

Nhiễm ncov làm tăng viêm trong cơ thể, tăng hoạt thần kinh giao cảm, do đó dẫn đến tăng huyết áp. thống kê cho thấy ở những người đã khỏi covid-19, mức tăng trung bình 1,1-2,5 mmhg đối với huyết áp tâm thu và 0,14-0,53 mmhg đối với huyết áp tâm trương. tỷ lệ tăng huyết áp ở cả nam và nữ hậu covid-19 là như nhau.

Ngoài ra ở thời kỳ hậu Covid-19, một số bệnh nhân còn bị ảnh hưởng trên tim mạch, trên thận, như chức năng thận, tim kém đi, hoặc mắc một số bệnh lý như rối loạn nhịp, thiếu máu cơ tim... Tất cả những yếu tố đó đều làm cho huyết áp không ổn định. Nhiều trường hợp người bệnh Covid-19 bị rối loạn lo âu, trầm cảm sau khi khỏi bệnh, đây cũng là nguyên nhân khiến chỉ số huyết áp xáo trộn.

Mẹ bạn có tiền sử tăng huyết áp, đã điều trị ổn định nhưng sau khi mắc Covid-19 thì không ổn định nữa, bạn nên đưa bà đến bệnh viện khám sớm. Bác sĩ điều chỉnh lại Thu*c huyết áp và tìm nguyên nhân tại sao huyết áp không ổn định, có phải do một trong các nguyên nhân kể trên không. Sau khi thăm khám tìm được nguyên nhân, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp.

Đối với trường hợp tụt huyết áp hậu covid-19 như bạn, khả năng cao là do nguyên nhân khác chứ không phải ncov. tụy tạng là nơi sản xuất ra những hormone ảnh hưởng đến đường máu. khi ncov tấn công tụy, nó sẽ tiết ra insulin để chống lại, nhưng khả năng tụy tiết quá nhiều insulin làm hạ đường huyết thì chưa được công bố. lý do khiến bạn tụt huyết áp có thể là do hậu covid-19 bạn vẫn còn mệt mỏi, ăn ít nên bị hạ đường huyết theo.

Để khắc phục, bạn nên ăn nhiều bữa và luôn mang theo kẹo bên người để ngậm khi bị hạ đường huyết, hoặc có thể uống nước chanh đường trong vài tuần cho huyết áp ổn định.

Trường hợp huyết áp vẫn không ổn định, có thể do nguyên nhân khác không phải hội chứng hậu Covid-19, bạn và mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra và có hướng xử trí phù hợp. Một số trường hợp sau khi khỏi Covid-19, người bệnh bị bướu insulinoma (u tụy nội tiết). Khi đó, bác sĩ cần thêm kết quả chụp CT, đo đường huyết lúc đói để chẩn đoán. Nếu phát hiện bướu thì phải mổ sớm để phòng biến chứng về sau.

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh
Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/huyet-ap-xao-tron-hau-covid-19-4467803.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi bị hạ đường huyết, hãy nhanh chóng uống một ly nước đường, ngậm 1, 2 viên kẹo hoặc ăn một trái chuối.
  • Người bị tăng huyết áp nhẹ: có số đo huyết áp tối đa từ 140 - 159mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu từ 90-99mmHg
  • Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu thấp và thường xuất hiện ở những nguời bị tiểu đuờng.
  • Dâm bụt, các tỉnh miền Nam gọi là bông bụp, nói ở đây là dâm bụt ta, một loại cây khiêm nhường, thường chỉ được trồng làm hàng rào.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY