Iohexol là một Thu*c cản quang không ion hóa. Thu*c có khả năng tăng hấp thu X - quang khi Thu*c đi qua cơ thể, vì vậy làm hiện rõ cấu trúc cơ thể. Mức độ cản quang của Thu*c tỷ lệ thuận với toàn lượng (nồng độ và thể tích) chất cản quang có iod trên đường tia X.
Iohexol được dùng rộng rãi trong X quang chẩn đoán, bao gồm: Chụp bàng quang - niệu đạo ngược dòng; chụp tử cung - vòi trứng; chụp tủy sống vùng thắt lưng, ngực, cổ và toàn cột (phương pháp chụp thông thường hoặc chụp cắt lớp điện toán); chụp động mạch chủ (cung động mạch chủ, động mạch chủ lên, động mạch chủ bụng và các nhánh); chụp động mạch não hoặc ngoại vi; chụp tĩnh mạch ngoại vi; chụp động mạch và tĩnh mạch loại trừ nền (xương, mô mềm), (hoặc kỹ thuật chụp động mạch và tĩnh mạch điện toán - loại trừ) ở đầu, cổ, bụng, thận và ngoại vi; chụp niệu đồ tĩnh mạch; chụp thoát vị người lớn; làm nổi bật hình ảnh chụp cắt lớp điện toán (chụp ở não, chụp cơ thể); chụp tụy ngược dòng nội soi và chụp đường mật tụy ngược dòng nội soi; chụp khớp; uống iohexol pha loãng kết hợp với tiêm tĩnh mạch iohexol để tăng tương phản trong chụp cắt lớp điện toán ổ bụng; uống iohexol không pha loãng để chụp X quang đường tiêu hóa.
Ðối với tất cả các thủ thuật, chống chỉ định iohexol ở người có tiền sử dị ứng hoặc hen, người suy thận nặng.
Sử dụng trong màng não tủy: Chống chỉ định iohexol ở người nghiện rượu mạn, người bị chảy máu dưới màng nhện, người có tiền sử động kinh, người bị nhiễm khuẩn toàn thân hoặc cục bộ nặng, hoặc bị xơ cứng lan tỏa.
Sử dụng chụp tim mạch: Chống chỉ định ở người suy tim khởi phát, người bị tăng huyết áp động mạch phổi nặng.
Chụp X quang động mạch não: Chống chỉ định ở người bị xơ cứng động mạch lâu ngày (nặng), người bị tim mất bù, người mới bị nghẽn mạch não, người tăng huyết áp nặng, lão suy hoặc bị huyết khối.
Người mẫn cảm với iod và các chất cản quang có iod khác cũng có thể mẫn cảm với iohexol, và có thể tăng nguy cơ phản ứng dạng phản vệ.
Dùng iohexol để chụp tử cung - vòi trứng, có thể tăng nguy cơ biến chứng ở người bị nhiễm khuẩn đường Sinh d*c, làm nặng thêm bệnh viêm vùng chậu cấp tính. Nên thận trọng cả ngay sau khi phẫu thuật tử cung hoặc cổ tử cung để tránh nguy cơ gây biến chứng.
Khi tiêm vào mạch, iohexol có thể làm huyết áp tăng nhanh ở người có u tế bào ưa chrom; phải duy trì liều iohexol ở mức tối thiểu và phải theo dõi huyết áp trong quá trình tiến hành; cũng nên điều trị trước bằng Thu*c chẹn alpha - adrenergic, thí dụ phentolamin.
Dùng iohexol chụp X quang động mạch não, có thể tăng nguy cơ huyết khối và nghẽn mạch ở người bị homocystin niệu.
Dùng chụp X quang động mạch ngoại vi, iohexol có thể gây co thắt mạnh tĩnh hoặc động mạch trong bệnh Buerger, có thể tăng nguy cơ biến chứng ở người thiếu máu cục bộ nặng do nhiễm khuẩn đi lên.
Dùng chụp X quang khớp, iohexol có thể tăng nguy cơ biến chứng ở người bị nhiễm khuẩn tại hoặc gần khớp khảo sát.
Chưa có những nghiên cứu đầy đủ, có kiểm tra chặt chẽ, về việc dùng iohexol cho người mang thai. Tuy nhiên, các chất cản quang hữu cơ chứa iod khác dùng gần ngày sinh đã gây giảm năng giáp ở một vài trẻ sơ sinh.
Hơn nữa, cũng khuyên không dùng X quang chọn lọc ổ bụng trong thời kỳ mang thai vì nguy cơ của tia X gây ra cho thai nhi.
Không nên truyền nhỏ giọt vào tử cung trong thời kỳ mang thai hoặc ít nhất 6 tháng sau khi sinh vì thủ thuật có thể làm tăng nguy cơ biến chứng như gây nhiễm khuẩn trong tử cung.
Mặc dầu chưa biết iohexol bài tiết trong sữa mẹ tới mức độ nào, nhưng khuyên không nên cho con bú trong ít nhất 24 giờ sau khi dùng iohexol.
Nhức đầu nhẹ hoặc vừa, đau lưng, chóng mặt, đau (có thể do áp lực và thể tích khi tiêm vào ống gan, ống tụy).
Buồn nôn và nôn nhẹ hoặc vừa (tiêm dưới nhện hoặc mạch máu); ỉa chảy nhẹ và tạm thời (khi uống); đau bụng hoặc dạ dày, khó chịu (tiêm vào túi mật hoặc tử cung).
Nhức đầu nặng, mệt mỏi thất thường hoặc yếu cơ, vã mồ hôi (tiêm vào dưới nhện), sốt (tiêm mạch máu, túi mật).
Chán ăn (tiêm vào dưới nhện), vị kim loại (tiêm mạch máu), căng giãn thận - bể thận (tiêm túi mật, tử cung).
Cảm giác nóng thất thường và nhẹ, ù tai (tiêm vào dưới nhện); ngủ gà (tiêm vào dưới nhện, mạch máu, túi mật, tử cung).
Tăng nhạy cảm với ánh sáng (tiêm vào dưới nhện), nhìn mờ hoặc có các thay đổi thị giác khác (tiêm mạch máu).
Phản ứng dạng phản vệ; phản ứng dị ứng giả có biểu hiện như ớn lạnh liên tiếp, sốt liên tiếp, vã mồ hôi, ban da hoặc mày đay, nghẹt mũi, hắt hơi, sưng mặt hoặc da, phù thanh quản, thở khò khè, nặng ngực hoặc rối loạn thở (tất cả các đường dùng Thu*c).
Phản ứng dị ứng giả có tích chất tạm thời và có thể là những biểu hiện khởi đầu của phản ứng dạng phản vệ nặng hơn.
Hạ huyết áp nặng (tiêm vào dưới nhện hoặc tiêm mạch máu), nhiễm độc tim, gây nhịp thất nhanh hoặc rung thất, viêm tĩnh mạch huyết khối, nhịp tim chậm (tiêm mạch máu).
Phản ứng giống dị ứng nhẹ: Tiêm tĩnh mạch Thu*c kháng histamin như diphenhydramin hydroclorid (trừ người bệnh động kinh).
Phản ứng nặng hoặc đe dọa tính mạng: Theo dõi cẩn thận các dấu hiệu sống và tiến hành điều trị cấp cứu kể cả hô hấp nhân tạo với oxy, nếu cần, đối với suy hô hấp, và ép tim trong trường hợp ngừng tim.
Phản ứng dạng phản vệ hoặc phản ứng giống dị ứng cấp: Truyền tĩnh mạch chậm 0,1 mg adrenalin (1:10.000).
Co thắt phế quản vừa và nhẹ: Tiêm dưới da 0,1 mg đến 0,2 mg adrenalin (1:1000), trừ trường hợp hạ huyết áp khi đang dùng thuộc chẹn beta. Trường hợp hết sức khẩn cấp, truyền tĩnh mạch chậm 0,1 mg adrenalin (1:10 000), sau đó truyền liên tục với tốc độ khởi đầu 0,001 mg/phút, tăng tốc độ đến 0,004 mg/ phút, nếu cần. (Lưu ý: Người bệnh đang dùng các chất chẹn beta - adrenergic không nên cho dùng adrenalin vì gây nguy cơ kích thích alpha - adrenergic quá mức, có thể dẫn đến tăng huyết áp, nhịp tim chậm phản xạ và block tim. ở những người bệnh này, thay adrenalin bằng dùng isoproterenol để khắc phục co thắt phế quản và noradrenalin để giải quyết hạ huyết áp).
Ðể phục hồi lại huyết áp, truyền tĩnh mạch các dịch và/hoặc Thu*c tăng huyết áp. Nếu do hạ huyết áp mà cần Thu*c tăng huyết áp, thì truyền chậm noradrenalin 0,008 đến 0,012 mg/phút hoặc phenylephedrin 0,1 đến 0,18 mg/phút, đã được pha loãng thích hợp. Nếu hạ huyết áp do cường đối giao cảm (phản ứng đối giao cảm vận - mạch), thì tiêm tĩnh mạch 1 mg atropin, sau một đến hai giờ tiêm nhắc lại nếu cần.
Ðể kiểm soát cơn co giật, tiêm tĩnh mạch chậm 5 đến 10 mg diazepam, hoặc tiêm bắp hoặc tĩnh mạch phenobarbital natri với tốc dộ không được quá 30 đến 60 mg/phút.
Ðiều trị trước bằng corticosteroid và/hoặc Thu*c kháng histamin có thể giảm thiểu tỷ lệ và tính nghiêm trọng của phản ứng ở những người có tiền sử phản ứng nặng với chất cản quang hoặc có những nguy cơ cao (như hen hoặc có tiền sử dị ứng, mất nước, tiền sử động kinh, u tế bào ưa chrom). Một vài công trình nghiên cứu cho thấy rằng dùng thêm ephedrin có tác dụng tốt để phòng ngừa các phản ứng dạng phản vệ (trừ ở những người có tiền sử tăng huyết áp hoặc có bệnh tim mạch).
Phải tiêm trong màng não tủy chậm trong thời gian 1 đến 2 phút để tránh hòa lẫn quá nhiều với dịch não tủy, dẫn đến làm loãng iohexol và làm Thu*c phân tán sớm về phía đầu.
Không nên tiêm lặp lại ngay, vì có nguy cơ gây quá liều. Sau 48 giờ hoặc tốt hơn là 5 đến 7 ngày mới nên tiêm lại.
10 - 15 ml dung dịch chứa 18% iod, hoặc 6 - 12 ml dung dịch chứa 24% iod, hoặc 6 - 10 ml dung dịch chứa 30% iod.
Trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 3 tuổi: 4 - 8 ml dung dịch chứa 18% iod, hoặc 3 - 6 ml dung dịch chứa 21% iod.
Liều trẻ em thông thường: 1,75 ml/kg thể trọng đến tổng liều tối đa là 291 ml dung dịch chưa 30% iod, hoặc 1,25 ml/kg thể trọng đến tổng liều tối đa là 250 ml dung dịch chứa 35% iod.
Liều trẻ em thông thường: 1 - 1,5 ml/kg thể trọng, dung dịch chứa 30% iod, không được tiêm quá tổng liều 3 ml/kg thể trọng.
Liều người lớn thông thường: Uống 500 đến 1000 ml dung dịch chứa 0,6 đến 0,9% iod, phối hợp với tiêm tĩnh mạch 100 đến 150 ml dung dịch chứa 30% iod.
Liều trẻ em thông thường: 180 đến 750 ml dung dịch chứa 0,9 đến 2,1% iod cho uống làm một lần hoặc trong 30 đến 45 phút, dùng phối hợp với tiêm tĩnh mạch 1 đến 2 ml/kg thể trọng dung dịch chứa 24% hoặc 30% iod. Tổng liều uống không được vượt quá liều tương đương với 5 g iod đối với trẻ em dưới 3 tuổi, 10 g iod đối với trẻ em từ 3 đến 18 tuổi. Tổng liều tiêm tĩnh mạch không được vượt quá 3 mg/kg thể trọng.
Liều người lớn thường dùng: Truyền nhỏ giọt vào bàng quang 50 ml đến 300 ml dung dịch chứa 10% iod hoặc 50 ml đến 600 ml dung dịch 5% iod, tùy theo tuổi và dung tích của bàng quang.
Chụp tử cung - vòi trứng: Liều người lớn thông thường: Nhỏ giọt vào tử cung 15 - 20ml dung dịch 24% hoặc 30% iod.
Tiêm mạch máu iohexol đồng thời với các chất chẹn beta - adrenergic có thể tăng nguy cơ gây phản ứng dạng phản vệ vừa và nặng; tác dụng hạ huyết áp cũng có thể nặng lên.
Các Thu*c uống để chụp X quang túi mật có thể làm tăng nguy cơ gây độc với thận khi cần tiêm mạch máu iohexol ngay sau đó, đặc biệt ở người bệnh suy chức năng gan.
Có thể tăng nguy cơ hạ huyết áp nặng nếu dùng iohexol đồng thời với các Thu*c có tác dụng hạ huyết áp.
Tiêm iohexol trong màng não tủy hoặc trong mạch đồng thời với dùng các Thu*c gây độc thận khác có thể tăng khả năng nhiễm độc thận.
Iohexol là dung dịch trong, không màu hoặc có màu vàng nhạt. Không được dùng nếu dung dịch bị vẩn đục hoặc biến màu. Phần còn lại không dùng đến phải bỏ.