"Sau những khủng hoảng từ đầu năm 2020, mặc dù đã rất nỗ lực để cải tổ, chúng tôi lại khó khăn về tình hình kinh doanh và tài chính do Covid-19, vốn hoạt động của chúng tôi đã cạn kiệt hoàn toàn", thông báo của Công ty ghi.
Trên thực tế, Công ty đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty công nghệ Onaclover tại Toà án Nhân dân TP. Hà Nội từ ngày 29/4. Họ cũng đã gửi thông báo tới các chủ nợ, cổ đông của công ty rằng họ không còn khả năng thanh toán các khoản nợ do quá khó khăn về tài chính. Một số chủ phòng gym cho biết họ đang có khoản nợ chưa được thanh toán từ hàng chục đến vài trăm triệu.
Đặc biệt, nhiều khách hàng đã đóng trước tiền đăng ký gói tập của WeFit và chưa sử dụng hết, họ lo lắng rằng mình có được WeFit trả lại số tiền cho những buổi họ chưa tập hay không.
Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh cho biết, theo điểm c khoản 1 Điều 110 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định "Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp". Do đó, trong trường hợp tổng số vốn đã góp vào WeFit không còn nữa (do kinh doanh thua lỗ) thì coi như khách hàng bị mất số tiền mà mình đã đóng trước cho WeFit.
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 54 Luật phá sản năm 2014, trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
2. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.
3. Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
4. Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Như vậy, khoản nợ tiền tập mà khách hàng đã đóng trước cho WeFit rơi vào nhóm được ưu tiên thanh toán cuối cùng. Đồng thời, với tình hình tài chính của WeFit rất khó khăn (dựa trên thông báo từ họ) thì khả năng trả lại tiền cho khách hàng đã đóng trước là cực kỳ thấp.
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Ở thời điểm hiện tại, chỉ mong rằng WeFit sớm có phương án giải quyết cụ thể, phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng; như là, cố gắng duy trì dịch vụ để khách hàng được tiếp tục thực hiện gói tập cho đến lúc Tòa án tuyên bố phá sản.
Theo Nhịp Sống Việt
Copy link