Theo ghi chép của lịch sử, kado được ra đời cách đây 1500 năm, xuất phát từ nghi lễ dâng hoa cho đức phật và dần trở thành một hình thức nghệ thuật truyền thống từ thế kỷ thứ 15 và tiếp tục được giữ gìn và phát triển tới ngày nay.
Kadō -“hoa đạo” còn được gọi là ikebana có nghĩa “hoa sống”. theo nghệ thuật ikebana, cắm hoa không chỉ hiểu đơn giản là hoa được cắm vào bình, mà người cắm hoa phải nắm được ý nghĩa của các loài hoa cũng như các vật dụng cắm kèm, bình hoa phải có màu sắc hài hòa với cách bài trí của phòng, bình cắm và không gian đặc thù. cắm hoa phải làm nổi bật được ý nghĩa hài hòa tượng trưng cho thiên, địa, nhân.
Nghệ thuật cắm hoa nhật bản xuất hiện cùng với sự truyền bá của phật giáo từ trung quốc vào nhật bản thế kỷ vi. thời đó người ta rất coi trọng nghi lễ dâng hoa lên những người đã khuất với mục đích an ủi và làm cho linh hồn của họ được siêu thoát. việc làm này gắn liền với nghi lễ của phật giáo nhật bản. nó có tên gọi là kuge.
Mỗi tác phẩm Hoa đạo đều là tâm huyết của người làm ra nó. |
Vào cuối thế kỷ vii, phong tục kuge trở nên phổ biến ở các đền thờ. người ta cho rằng dâng lên những bông hoa với vẻ đẹp tuyệt vời là sự tôn kính và thể hiện lòng khao khát được tiếp dẫn tới thế giới tây phương cực lạc, miền đất tịnh độ mà phật giáo giảng thuyết. khi con người ta hướng về nguồn cội, tức hướng về nơi khởi nguyên của bản tính tự nhiên con người, thì đồng thời triết lý của tôn giáo này là hướng người nhật cổ tới thiên nhiên, đưa vẻ đẹp của thiên nhiên vào trong không gian sống của mình và ý thức gìn giữ thiên nhiên.
Đến thế kỷ x, khi phái jodo của phật giáo trở nên phổ biến thì kuge bắt đầu đóng vai trò trang trí. theo phái jodo, thì cắm hoa là nghệ thuật mô tả trí tưởng tượng của con người. lúc này cắm hoa đã mất đi ý nghĩa tôn giáo mà trở thành nghệ thuật trong sự bài trí.
Vào thế kỷ xv, thời muromachi, khi tướng quân ashikaga yoshimasa trị vì đất nước. tất cả những ngôi nhà lớn nhỏ đều có tokonoma hay những hốc tường để đặt các đồ mỹ nghệ, để cắm hoa. ở thời kì này, các nhà sư là người mô phỏng trí tuệ và cảnh giới của mình về tríthức và nghệ thuật cắm hoa. phá vỡ khoảng cách về tầng lớp trong nghệ thuật, khiến người dân thường cũng có thể thưởng thức và thực hiện loại hình nghệ thuật này.
Nghệ thuật cắm hoa được truyền qua các thế hệ người Nhật. |
Từ thế kỷ xvi đến thế kỷ xvii, khi các yếu tố của tatebana trở nên thống nhất và được hệ thống hoá, tatebana được phát triển thành dạng thức rikka, một kiểu cắm hoa đứng. phong cách cắm hoa rikka, thể hiện vẻ tráng lệ của thiên nhiên, quy ước là hoa được cắm theo hình núi sumeru, ngọn núi huyền thoại của thế giới nhà phật mang ý nghĩa tượng trưng cho toàn vũ trụ.
Tiếp tục phát triển cho tới ngày nay, nghệ thuật cắm hoa nhật bản đã mang theo một sức sống mãnh liệt và xuất sinh nhiều trường phái hay cách cắm khác nhau, tạo nên một bức tranh đa dạng về phong cách và ý tưởng nghệ thuật. đồng thời mang theo sự đặc trưng cho nền văn hóa đậm sự tinh tế và thanh tao, có giá trị thưởng thức tuyệt vời này.
Khi nhắc tới thiên nhiên, người ta thường nghĩ nhật bản là đất nước có nhiều sự khắc nghiệt từ thiên nhiên, thế nhưng trong tư tưởng của họ, thiên nhiên là yếu tố không thể tách dời. nó ảnh hưởng tới phong cách nghệ thuật cùng với suy nghĩ rằng, không có sự hoàn hảo trong tạo hóa, nhưng sẽ có sự hoàn hảo trong nghệ thuật.
Chính vì vậy mà người nhật đã mang nghệ thuật cắm hoa trở thành một loại hình đỉnh cao mà cốt lõi của nó chính là tình yêu thiên nhiên của họ. họ nâng niu và hiểu rõ giá trị của thiên nhiên, càng về sau nó lại càng được coi trọng, đến nỗi gần như trở thành một tôn giáo.
Trong phong cách cắm hoa của người nhật, họ không chỉ sử dụng đơn giản là một bông hoa, họ coi trọng cách xếp đặt, bố cục từ đó sử dụng cả cánh, cuống, lá. người nhật coi trọng hình thể của lá và hoa, cắm hoa nhưng không giết ch*t nó, cho nó một cái hồn và sự tăng trưởng tự nhiên của hoa lá nơi thiên nhiên. một cái khéo của nghệ nhân cắm hoa nhật bản là ngay cả khi chỉ có một loại hoa được sử dụng thì người cắm hoa cũng cố gắng để biến bình hoa đó thành một biểu tượng hoàn hảo của thiên nhiên.
Mỗi tác phẩm Hoa đạo đều là tâm huyết của người làm ra nó. |
Trong nghệ thuật cắm hoa của người nhật, họ coi trọng vật liệu cắm và cách thức trang trí hay ý nghĩa trên vật dụng cắm. nguyên tắc là ít khi dùng loại lá hay loại hoa đã nở hết tầm cỡ, bởi vì các hoa lá được cắm vào lúc nở rộ nhất sẽ mau héo tàn, rủ xuống, diễn tả sự suy tàn hay chấm dứt.
Các cành cây có lá lớn hay các bụi cây nhiều lá cũng không được dùng đến, mà nụ lá, nụ hoa được ưa thích hơn. lý do của điều này là vì trong khi ở trạng thái nụ, vẻ đẹp của cành hoa không bị che khuất và trong khi dùng các nụ, người ngắm hoa có được niềm vui là ngắm nhìn chúng nở ra từ từ, chậm chạp, cành hoa nhiều nụ biểu tượng cho niềm hi vọng hay sức sống. như vậy nghệ thuật cắm hoa phải mang theo ý nghĩa phát triển liên tục trong đời sống và phải diễn tả sinh lực của cuộc sống.
Mỗi một kiểu cắm hoa đều mang tính cách tượng trưng, mô tả, để phù hợp với hoàn cảnh hay nghi lễ tương ứng, ví như các ngày quốc lễ, lại có một số cách cắm hoa được ấn định trước và vào các dịp lễ hội, các nghi lễ gia đình có thể bị coi là thiếu đầy đủ nếu không theo cách cắm hoa thích hợp và không trưng bày thứ hoa thích hợp. khi nghệ thuật mang theo giá trị tư tưởng, đạo lí và triết lí thì nó được nâng lên một tầng mới đó chính là hoa đạo.
Mỗi bình hoa nghệ thuật đều tiềm ẩn những triết lý nhân sinh. |
Cũng giống như trà đạo, hay thư đạo thì hoa đạo là một loại hình nghệ thuật mà sự thăng hoa về tư tưởng đạo đức và giá trị triết lí ẩn sâu trong từng tác phẩm nghệ thuật. nó đã mang đầy đủ những nét ‘‘đạo’’ trong thưởng thức, cảnh giới tâm tính được đề cao, nhân sinh quan được mở rộng.
Nghệ thuật cắm hoa nhật bản là một cách tu dưỡng tâm tính đạo đức con người, qua cách cắm mà người cảm nhận được thế giới nội tâm của người cắm hoa. chính vì lẽ đó mà người ta luôn coi trọng việc cắm hoa giống như việc thiền định, không gian cắm hoa và tinh thần thư thái, trí tuệ mở rộng sẽ cho ra một tác phẩm hoàn toàn là bức tranh mô phỏng tâm tính của người thực hiện nó.
Nguyên lí thiên-địa-nhân là nguyên tắc bất biến trong nghệ thuật cắm hoa nhật bản, nó là cốt lõi và là cách thể hiện sự hòa hợp của con người với thiên nhiên, con người sống giữa đất trời phải tuân theo nguyên lí của trời và đất. đó chính là đạo lí, thuận thiên thuận địa, nhân trường khí vượng.
Thành Trung / Pháp luật 4 Phương
Chủ đề liên quan:
cắm hoa đạo lí Hoa đạo Ikebana Kado Kadō nghệ thuật nghệ thuật cắm hoa nhật nhật bản núi Sumeru PLVN thế kỷ XVI triết lý