Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ niệu học hôm nay

Khám thực thể đánh giá bệnh niệu học

Bởi vì bên phải có gan, nên thận phải thấp hơn so với thận trái. Cực dưới của thận phải có thể sờ thấy được ở những bệnh nhân gầy, nhưng thận trái thường không sờ thấy được

Khám toàn thân

Xanh xao do thiếu máu và suy mòn có thể gặp trong bệnh ác tính. Chứng vú to của đàn ống xuất hiện trong carcinoma tinh hoàn hoặc là một biến chứng của liệu pháp hormon trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Tăng huyết áp có thể là hậu quả của bệnh mạch máu thận hoặc ung thư tuyến thượng thận.

Khám bộ phận

Thận

Bởi vì bên phải có gan, nên thận phải thấp hơn so với thận trái. Cực dưới của thận phải có thể sờ thấy được ở những bệnh nhân gầy, nhưng thận trái thường không sờ thấy được, trừ khi nó phì đại bất thường. Để sờ được thận thì một tay đặt ở phía sau tại góc sườn cột sống để đẩy thận ra phía trước, trong khi đó bàn tay kia đặt ở phía trước dưới bờ sườn. Khi người bệnh hít thở vào, có thể sờ thấy thận giữa hai tay.

Nghe ở vùng 1/4 trên bụng ở người cao huyết áp có thể thấy tiếng thổi tâm thu nếu có hẹp động mạch thận hoặc dị dạng động mạch; tuy nhiên, tiếng thổi động mạch hoặc tiếng rung tim được trụyền đi có thể có các biểu hiện tương tự.

Với người bệnh có đau rõ phải làm test tăng cảm giác của mặt da bằng cách châm nhẹ kim vào da. Phải làm test tăng cảm giác bởi vì tăng cảm giác da có thể thứ phát sau một kích thích rễ thần kinh và viêm rễ thần kinh horn là triệu chứng của căn nguyên xuất phát từ thận.

Bàng quang

Bàng quang của ngưởi trưởng thành bình thường không sờ thấy được trừ khi nó chứa ít nhất là 150 ml nước tiểu. Để chẩn đoán bàng quang căng thì gõ tốt hơn là sờ. Khi bàng quang đầy, sẽ tăng vùng đục trên bàng quang, và nếu đại tràng chứa đầy khí ở phía trước bàng quang thì gõ sẽ chuyển thành tiếng vang.

Thăm khám bằng hai tay dưới gây tê là có ích trong việc đánh giá các bệnh nhân có nghi ngờ bị u bàng quang. Ở nam giới, bàng quang được sờ thấy giứa thành bụng và trực tràng, trong khi đó ở nữ giới nó được sờ thấy giữa thành bụng và *m đ*o. Đây là phương pháp có giá trị nhất trong vỉệc đánh giá sự di động của bàng quang và giúp cho phẫu thuật cắt bỏ.

D**ng v*t

Phải lộn bao qui đầu ở nam giới không cắt bao qui đầu để cho phép nhìn thấy được lỗ niệu đạo và qui đầu. Vị trí của lỗ niệu đạo, sự hiện diện của chất tiết niệu đạo, biểu hiện viêm, khối u D**ng v*t, và các thương tổn da đều phải được xem xét. Trong hẹp bao qui dầu, bao qui đầu không thể co lại được lên trên qui đầu. Trong nghẹt qui đầu, bao qui đầu được co sang bên trái ở phía sau qui đầu gây đau do ứ căng và phù nề qui đầu. Nếu như không được lưu ý đến, điều này có thể dẫn đêh hiện tượng thiếu máu cục bộ. Các bất thường bẩm sinh của vị trí lỗ niệu đạo được gọi là tật lỗ niệu đạo thấp khi lỗ tiểu nằm ở mặt bụng của D**ng v*t, bìu, hoặc đáy chậu; còn tật lỗ niệu đạo mở trên là khi lỗ tiểu nằm ở mặt mu của D**ng v*t. chất tiết niệu đạo màu vàng đậm gặp trong viêm niệu đạo do lậu cầu, trái lại nó có màu trắng hoặc hơi trong thường gặp trong viêm niệu đạo không do lậu cầu. Khi sờ D**ng v*t phải sờ thân D**ng v*t mu để tìm các mảng trong bệnh Peyronie và phải sờ mặt bụng để tìm các khối u niệu đạo.

Bìu và các thành phần của nó

Tham chiếu hay gặp nhất đối với nhà niệu học liên quan đến bìu là để đánh giá về một khối. Điều quan trọng là phải xác định xem thương tổn vẫn còn ở trong tinh hoàn hay đã đến mào tinh hoàn hoặc các câu trúc thừng tinh. Tinh hoàn sờ thấy giữa các đầu ngón tay của cả hai bàn tay. Kích thước của tinh hoàn bình thường là 6 x 4 cm và có mật độ dai như cao su. Mào tinh hoàn ở phía sau ngoài so với tinh hoàn và khác nhau về mức độ, kết dính của nó với tinh hoàn. Các khối phát sinh bên trong tinh hoàn thường là ác tính; các khối phát sinh từ mào tinh và các cấu trúc thừng tinh thường là lành tính. Phương pháp chiếu sáng qua mô sẽ phân biệt được các thương tổn dạng đặc và dạng nang.

Bệnh sử và khám thực thể có thể đưa ra được chẩn đoán trong phần lớn các trường hợp. Các khối u của tinh hoàn thường là các tổn thương đặc không đau, chắc ở bên trong tổ chức của tinh hoàn. Các thương tổn này không thể chiếu sáng được qua mô.

Viêm mào tinh hoàn cấp tính là quá trình nhiễm trùng cấp tính kết hợp với phì đại mào tinh hoàn gây đau. Sốt và các triệu chứng kích thích bài tiết thường hay gặp. Trong các tình trạng quá phát, nhiễm trùng có thể lan đến tinh hoàn, làm cho rất khó phân biệt giữa viêm mào tinh và tinh hoàn mà phải dựa vào thăm khám thực thể. Toàn bộ các thành phần của bìu có thể đau khi sờ, nhưng để người bệnh ở tư thế nằm và khám bìu trên khớp mu thì có thể bệnh nhân đỡ đau (dấu hiệu Prehn).

Thủy tinh mạc là sự tập trung dịch giữa hai lớp của bao tinh mạc. Chẩn đoán dễ dàng nhờ phương pháp chiếu sáng qua mô. Đánh giá tinh hoàn là cần thiết, bởi vì có 10% các khối u tinh hoàn có thể có thủy tinh mạc đi kèm.

Giãn tĩnh mạc thừng tinh là sự ứ căng của các tĩnh mạch tinh bên trong ở phía trên tinh hoàn. Điều nàý thường xảy ra ở bên trái bởi vì tĩnh mạch tinh bên trái đổ vào tĩnh mạch thận trái, trong khi đó tĩnh mạch tinh bên phải đổ vào tĩnh mạch chủ dưới. Để người bệnh ở tư thế nằm ngửa, tĩnh mạch thừng tinh giãn sẽ giảm kích thước hoặc biến mất. Khởi phát đột ngột của giãn tĩnh mạch thừng tinh bến phải sẽ gợi ý tới một vấn đề ác tính phía sau màng bụng gây tắc tĩnh mạch tinh bên phải. Giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái thường hướng đến sự tắc nghẽn của tĩnh mạch thận bên trái như trong carcinoma tế bào của thận.

Xoắn tinh hoàn gặp điển hình ở nhóm tuổi từ 10 đến 20 với các biểu hiện đau và sưng bên trong tinh hoàn với khởi phát đột ngột. Thăm khám cho thấy bên tinh hoàn đau có thể “nằm cao” hơn so với tinh hoàn bên kia. Khởi phát cấp tính, không có các dấu hiệu bài tiết, và sự phân bố của độ tuổi khác biệt có thể giúp cho việc phân biệt nó với viêm mào tinh hoàn.

Xoắn các phần phụ của tinh hoàn hoặc viêm mào tỉnh hoàn có thể không phân biệt được với xoắn tinh hoàn và ở nhóm tuổi tương tự như trong xoắn tinh hoàn. Đôi khi có thể sờ thấy được một khối nhỏ ở cực trên của tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn mà có thể nhận thấy rõ khi da bị kéo căng trên nó và da có thể xuất hiện màu xanh (dấu hiệu chấm xanh).

Khám trực tràng ở nam giới

Nhìn chung trong các bệnh hậu môn (rò, hột cơm, carcinoma, trĩ) thì việc khám trực tràng phải được tiến hành đầu tiên. Đưa ngón tay vào hậu môn có thể ước tính được trương lực cơ và có thể gây ra phản xạ hành hang. Vì cơ thắt hậu môn và tiết niệu đều cùng chung một sự phân bố thần kinh nên có thể nhận thấy các đầu mối đối với các rối loạn do thần kinh. Tiếp theo là khám toàn bộ tuyến tiền liệt, chú ý trực tiếp đến kích thước và mật độ. Tuyến tiền liệt bình thường có kích thước xấp xỉ 4 x 4cm và có trọng lượng 25g. Mật độ bình thường giống như mật độ của mô ngón cái khi đưa ngón cái đối diện với các ngón nhỏ. Tuyến tiền liệt phì đại mà có mật độ dai như cao su gặp trong tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. Mật độ cứng chắc gặp trong carcinoma, nhưng cũng gặp trong viêm mạn tính. Phần còn lại của khám trực tràng lúc này là khám để loại trừ bệnh trực tràng nguyện phát.

Khám chậu hông ở nữ giới

Khám eo trên của chậu hông sẽ bao gồm việc nhìn để xem có các biến đổi teo, loét, chất tiết, và hột cơm không. Lỗ niệu đạo cũng cần phải quan sát để tìm xem có các núm và sờ xem có các khối u và túi thừa hay không. Khám bàng quang, tử cung, và phần phụ bằng hai tay sẽ được thực hiện với hai ngón tay ở *m đ*o và một bàn tay ở bụng, và chú ý tới các khối bất thường.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoannieuhoc/kham-thuc-the-danh-gia-benh-nieu-hoc/)

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY