Khoa học hôm nay

Khẩn cấp bảo đảm an toàn đê điều

(HNM) - Đúng thời kỳ cao điểm của mùa mưa bão, lũ, một số tuyến đê, kè, bờ sông của thành phố Hà Nội đã xảy ra sự cố khiến hàng chục hộ dân phải sơ tán. Để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, thành phố đang khẩn cấp triển khai nhiều biện pháp bảo đảm an toàn cho các tuyến đê trên địa bàn.

(HNM) - Đúng thời kỳ cao điểm của mùa mưa bão, lũ, một số tuyến đê, kè, bờ sông của thành phố Hà Nội đã xảy ra sự cố khiến hàng chục hộ dân phải sơ tán. Để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, thành phố đang khẩn cấp triển khai nhiều biện pháp bảo đảm an toàn cho các tuyến đê trên địa bàn.

Ảnh: Bảo Châu

Xuất hiện một số sự cố nghiêm trọng

Sau trận mưa lớn ngày 25-9 vừa qua, trên tuyến đê hữu Đáy, đoạn qua xã Đồng Quang (huyện Quốc Oai) xảy ra sự cố sụt lún nghiêm trọng, với vết nứt trên mặt đê rộng 5-50cm, kéo dài hơn 120m. Đáng lo ngại là phần nửa mặt đê về phía sông bị lún sâu tới 45cm so với mặt đê hiện hữu.

“Ngay khi phát hiện, đơn vị đã căng dây ngăn không cho người và phương tiện đi qua, đồng thời phủ bạt chống nước thấm vào thân và mái đê. Chúng tôi lo ngại nếu tiếp tục xảy ra mưa, đoạn đê khó giữ nguyên trạng như hiện nay”, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê Quốc Oai - Thạch Thất Nguyễn Tùng Lâm cho hay.

Trận mưa lớn ngày 25-9 còn gây ra một số sự cố sụt lún, sạt lở kè, bờ sông khiến hàng chục hộ dân thuộc các xã: Sơn Đà, Thái Hòa (huyện Ba Vì), xã Đường Lâm và phường Phú Thịnh (thị xã Sơn Tây) phải sơ tán.

Cụ thể, tại bờ sông Hồng, đoạn thôn Trung Hà (xã Thái Hòa, huyện Ba Vì) xảy ra cung sạt dài 120m, ăn sâu vào bãi sông 5-15m tạo thành vách thẳng đứng; đỉnh cung sạt cách chân đê hữu Hồng khoảng 15-20m. Khu vực sạt lở hiện có 28 nhân khẩu đang sinh sống. Trong đó, nguy hiểm nhất là vị trí cung sạt cách sân nhà ông Nguyễn Văn Toán ở thôn Trung Hà khoảng 2,5m.

"Ngay đêm xảy ra sự cố, xã Thái Hòa đã cử lực lượng hỗ trợ gia đình sơ tán tài sản khỏi khu vực sạt lở. Để bảo đảm an toàn cho khu vực, tôi mong các cấp, ngành sớm xây dựng công trình khắc phục sự cố để giảm nỗi lo mất đất, mất nhà", ông Nguyễn Văn Toán nói.

Ngoài những sự cố nêu trên, theo Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội, trên các bờ sông, tuyến kè bảo vệ đê hữu Đà (đoạn qua huyện Ba Vì), đê hữu Hồng (đoạn qua các huyện: Thanh Trì, Thường Tín và thị xã Sơn Tây)... xuất hiện nhiều vị trí sạt lở làm mất đất ở, hư hỏng công trình và phải sơ tán dân mỗi khi xảy ra mưa lớn, mực nước sông dâng cao...

Ảnh: Bảo Châu

Khẩn cấp xử lý, khắc phục

Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến cuối năm 2021, trên Biển Đông còn xuất hiện 5-7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới; trong đó có 2-4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Vì vậy, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng triển khai phương án bảo đảm an toàn các tuyến đê, nhất là những vị trí xảy ra sự cố.

“Thực hiện chỉ đạo trên, huyện Ba Vì đã rà soát các phương án và sẵn sàng ứng phó các tình huống thiên tai. Đối với các vị trí sạt lở hiện tại, huyện chỉ đạo các xã: Sơn Đà, Thái Hòa bố trí lực lượng ứng trực, xây dựng phương án chủ động sơ tán người và tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nếu phát hiện sự cố có diễn biến phức tạp. Huyện Ba Vì đề nghị các sở, ngành báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền bố trí kinh phí xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục sự cố sạt lở, bảo đảm an toàn tuyến đê hữu Đà, hữu Hồng...”, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Quang Trung cho biết.

Tương tự, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Phạm Quang Tuấn thông tin, huyện đã giao cơ quan phòng, chống thiên tai phối hợp với Hạt Quản lý đê Quốc Oai - Thạch Thất xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng ứng phó sự cố theo phương châm “4 tại chỗ”, bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng, tài sản của người dân trong khu vực sạt lở và công trình đê điều.

Liên quan vấn đề trên, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho hay, liên sở NN&PTNT - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư đã kiểm tra, đánh giá hiện trường, xác định mức độ sạt lở bờ, bãi sông, mái đê trên các tuyến sông: Đà, Hồng, Đáy thuộc địa bàn các huyện: Quốc Oai, Ba Vì và thị xã Sơn Tây. Đoàn kiểm tra đã thống nhất báo cáo, đề xuất UBND thành phố xem xét, bố trí kinh phí xây dựng công trình khẩn cấp nhằm khắc phục các sự cố.

“Để hạn chế phát sinh sự cố, bảo đảm an toàn các tuyến đê, các địa phương cần quyết liệt hơn trong xử lý phương tiện quá tải trọng lưu thông trên mặt đê, quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác cát, xây dựng công trình và chất tải trên bờ bãi sông”, ông Chu Phú Mỹ nhấn mạnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1014142/khan-cap-bao-dam-an-toan-de-dieu)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Gần đây, đường đê sông Hồng (đoạn chạy qua thôn Hải Bối, xã Hải Bối, huyện Đông Anh) xuất hiện một bãi rác lớn.
  • MangYTe - Đoạn đường làm dang dở rồi bỗng dừng thi công nhiều năm nay khiến các hộ dân ở xóm 4, xóm 5 (xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) khốn khổ. Họ buộc phải sống trong những căn nhà ẩm thấp, dột nát khi không được sửa chữa, xây mới vì nằm trong phạm vi quy hoạch làm đường.
  • MangYTe - Thời gian qua, người dân dưới chân dãy Lèn Bai (thôn Xuân Lộc, xã Xuân Khang, huyện Như Thanh, Thanh Hóa) luôn phải sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ núi đá sạt lở. UBND huyện Như Thanh đã có chỉ đạo về việc nhanh chóng di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm nhưng việc này vẫn chưa được giải quyết. Đâu là nguyên do khiến các hộ dân vẫn phải “treo” tính mạng mình dưới chân núi đá có thể đổ sập bất cứ lúc nào?
  • (MangYTe) - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định 05/2020/QĐ-TTg quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước.
  • Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đến nay các đơn vị đã thực hiện cắt tỉa 30.173 cây nguy hiểm, nặng tán, có nguy cơ gãy, đổ trong mùa mưa bão.
  • Một mùa mưa bão nữa lại về, giữa những cơn mưa giá lạnh vẫn còn đâu đó tình người ấm áp. Cùng xem những bức ảnh đẹp mùa mưa bão.
  • Mưa bão, lũ lụt… khiến các nguồn nước và môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng dẫn đến nhiều căn bệnh bùng phát, nguy cơ trở thành dịch.
  • Bão lũ là một trong những thiên tai gây hậu quả nặng nề cả về vật chất, tinh thần và sức khỏe của con người. Sau khi bão đi qua, tình trạng ô nhiễm môi trường, điều kiện sinh hoạt đảo lộn và kham khổ, sự căng thẳng về tinh thần, sức đề kháng của cơ thể suy giảm... là những yếu tố cực kỳ thuận lợi để bệnh tật phát sinh và phát triển.
  • An toàn nhất là ở trong nhà khi trời mưa bão, khỏi lo thủy kích hay T*i n*n. Nhưng không phải ai, và lúc nào cũng tránh được việc ở ngoài đường khi mưa bão. Vậy hãy cùng Dân trí điểm qua một số lưu ý khi lái xe trong mùa mưa bão.
  • Chỉ cần bạn tuân thủ hướng dẫn của cán bộ địa phương, đừng quá lo lắng hay tự ý đi ra ngoài... thì sẽ vẫn có thể yên tâm khi chẳng may mắc kẹt giữa mưa bão.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY