Tai , Mũi , Họng hôm nay

Khản tiếng, bệnh gì?

Tôi bị khản giọng, ngày thứ 2 thì gần như mất hẳn tiếng, cổ họng đau rát.
Tôi đã dùng kháng sinh gần 1 tuần nhưng vẫn chưa khỏi. Xin hỏi tôi cần khám và điều trị thế nào? Liệu có nguy hiểm không. Vutrungkien5910@gmail.com

Chào bạn,

Khản tiếng là dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan tới vùng hạ họng, hay gặp hơn cả là do viêm thanh quản. Thanh quản là đường dẫn khí tương ứng với phần trên và phần giữa của cổ, có 2 dây thanh đới khi rung lên tạo nên âm sắc cho giọng nói, vì vậy mọi hiện tượng viêm hay kích thích thanh quản đều ảnh hưởng đến âm sắc.

Nhiễm lạnh (uống nước đá lạnh), nói nhiều, uống nhiều rượu, hút nhiều Thu*c lá, stress (căng thẳng thần kinh), mỏi mệt về thể chất, dị ứng hay hít phải chất lạ nào đó; tình trạng nhiễm khuẩn vùng lân cận (viêm xoang, mũi hay phế quản), cũng có thể gây viêm thanh quản.

Về điều trị: nếu viêm thanh quản cấp thì chỉ cần cho thanh quản nghỉ ngơi, xông hơi, uống nước nóng pha chanh hay mật ong, bỏ Thu*c nếu hút Thu*c... Cũng cần biết rằng, viêm thanh quản do virut thì điều trị bằng kháng sinh là không cần thiết.

Nếu do khối u, hay polyp thì cần phẫu thuật... Trường hợp của bạn đã dùng Thu*c kháng sinh mà không khỏi, cần đến khám ở bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng để tìm nguyên nhân thì điều trị mới hiệu quả.

Nên nhớ mọi trường hợp khản tiếng kéo dài hoặc có khó khăn khi nuốt đều phải đi khám nội soi hạ họng vì có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng vùng hầu họng (ung thư vòm, polyp thanh quản).

AloBacsi.vn
Theo BS. Trần Quang Nhật - Sức khỏe và Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/khan-tieng-benh-gi-n133073.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất.
  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Polyp (u lành) thường có trong đại tràng, dạ dày... từ vài cái đến hàng nghìn cái. Phát hiện sớm polyp chỉ cần nội soi qua đường tự nhiên để cắt bỏ.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Ung thư vòm mũi họng (còn gọi là ung thư vòm , nasopharyngeal carcinoma) là ung thư ở mũi hầu, nằm phía cửa mũi sau và vòm họng. Trong đó, vòm họng là một khoang rỗng hình hộp, nằm ở phần trên của họng, có 5 mặt: thành trên – sau tiếp giáp với nền sọ, thành bên tiếp giáp với mạch máu thần kinh lớn bên cổ, thành trước là cửa mũi sau và thành dưới là mặt phẳng ảo, nằm ngang qua mặt lưng màn hầu...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY