Bão thường hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nuớc.
Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, mà sự bốc hơi chính là nhiên liệu của bão. khối khí rất ẩm này sẽ lên cao đến 15 cây số. ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và khiến những đám mây bão không cố định trở nên lớn hơn.
Khi khí lạnh trở xuống, nó lại hút đầy khí ẩm và nóng. Và nó bị hút với tốc độ rất cao vào bên trong ống khí bay lên cao. Sở dĩ có hiện tượng này vì áp suất ở đây thấp hơn những nơi khác. Điều này giải thích tại sao mây cuộn xung quanh ống khói này.
Hiện tượng hai cơn bão hình thành cùng lúc - bão song sinh rất hiếm khi xảy ra. nhưng theo các chuyên gia, do khí hậu nóng lên ảnh hưởng đến hoạt động của bão nên hiện tượng này sẽ xảy ra nhiều hơn.
Nhà nghiên cứu người nhật fujiwhara chỉ ra rằng hai cơn bão nhiệt đới nằm cách nhau trong khoảng 1300-1400 km sẽ tương tác xoay tròn quanh nhau. nếu cường độ hai cơn bão chênh lệnh nhiều, bão yếu hơn sẽ xoay quanh bão lớn. nếu cường độ hai cơn bão tương đương thì chúng sẽ cùng xoay quanh một trung tâm ở giữa.
Trường hợp tồi tệ nhất, nếu hai cơn bão cách nhau trong khoảng 300 km, chúng có thể "nuốt" lẫn nhau và trở thành một cơn bão khổng lồ hơn. điều này thật khủng khiếp phải không ạ?
Chủ đề liên quan:
cơn bão điều khủng khiếp Fujiwhara gặp nhau hai cơn bão khổng lồ khủng khiếp nhiệt đới siêu bão siêu bão jose siêu bão maria tin bão mới nhất xảy ra xích đạo