Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Khi nào có chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng ở trẻ em?

Theo quy định hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em,vừa được Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 2470/QĐ-BYT ngày 14-6-2019, các trường hợp sau thuộc nhóm chống chỉ định/tạm hoãn tiêm chủng, cụ thể:

Các trường hợp chống chỉ định:

A) trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần), sốt cao trên 39°c kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.

B) trẻ bị suy giảm miễn dịch (mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm hiv giai đoạn lâm sàng iv hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các vắc xin sống giảm độc lực.

c) Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

Các trường hợp tạm hoãn:

a) Đối với cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện:

- trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê...). tiêm chủng trở lại khi sức khỏe của trẻ ổn định.

- Trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.

- Sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).

- trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan b) sẽ tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.

- trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày cũng thuộc nhóm tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.

- Trẻ có cân nặng dưới 2000g: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

- có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vắc xin (ví dụ: lần đầu không sốt, lần sau sốt cao trên 39°c...): chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

- mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

b) Đối với cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện:

- có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê...). tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.

- Trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.

- Trẻ sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).

- trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan b): tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.

- trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.

- Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh hoặc mạn tính kèm theo tăng áp lực động mạch phổi (≥40mmHg).

- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

Ngoài ra, với trẻ tham gia tiêm chủng, các bác sĩ khuyến cáo cơ sở tiêm chủng và gia đình thực hiện đúng các hướng dẫn về khám sàng lọc trước tiêm, theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm.

Nguồn: Dự án TCMR

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d60e4b1333085337c751742)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY