Trước đó một ngày, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố thế giới cần nỗ lực hơn nữa nhằm ngăn chặn sự lây lan SARS-CoV-2 và cần phải chuẩn bị cho nguy cơ xảy ra một đại dịch.
Tốc độ lây lan như vũ bão của COVID-19 thì chẳng nước nào còn lạ nhưng cái kiểu “gõ cửa từng nước, từng châu lục” - theo đúng nghĩa đen như lời ông Christian Lindmeier - phát ngôn viên của WHO - thì đúng là khiến tất cả các quốc gia đều choáng váng, trong đó có “lục địa già” châu Âu - nơi vẫn tự hào là khu vực có sự phòng bị y tế khá chắc chắn. Trong ngày 25/2, liên tiếp 5 quốc gia châu Âu thông báo có ca nhiễm liên quan đến Italy, bao gồm: Tây Ban Nha, Áo, Croatia, Thụy Sĩ và Pháp. Trong đó, Italy đang là nước có số ca nhiễm virus Corona cao nhất ngoài châu Á. Tính đến hết ngày 25/2, có 322 người tại quốc gia Nam Âu xét nghiệm dương tính và 11 ca Tu vong có liên quan đến SARS-CoV-2. Chỉ trong ngày 25/2, số ca nhiễm mới là 100 người. Phần lớn ca nhiễm nằm tại phía bắc nước này, ở các vùng Lombardy và Veneto. Trên toàn châu Âu, tính đến ngày 25/2, đã có 11 quốc gia ghi nhận các ca nhiễm virus Corona với gần 400 bệnh nhân.
Tốc độ lây lan của SARS-CoV-2 đã khiến các quốc gia châu Âu lo ngại dịch bệnh có thể lan rộng nhanh chóng trên khắp châu lục, nhất là trong bối cảnh Hiệp ước Schengen cho phép người dân 26 nước thành viên tại châu Âu tự do đi lại trong khối. Hiện tại một số quốc gia châu Âu đã phải có biện pháp của riêng mình. Áo tạm thời dừng các chuyến tàu xuyên biên giới với Italy, Slovenia và Croatia. Trường học đóng cửa, các lễ hội ở Venice phải tạm hoãn.
Tới thời điểm này (26/2), dịch bệnh do virus Corona (được WHO gọi tắt là Covid-19) đã xuất hiện tại 4 châu lục: Á, Âu, Phi và Bắc Mỹ. Ngoài “cú sốc châu Âu” thì nỗi ngạc nhiên lớn nhất đang dồn về Trung Đông, trong đó tiêu biểu là Iran. Một câu hỏi đang được đặt ra là vì sao Iran, một quốc gia cách Trung Quốc tới hơn 5.600km, không phát triển du lịch, không có chuyến bay nào đến Trung Quốc kể từ ngày 23/1, nay lại trở thành nước có số người ch*t vì COVID-19 nhiều thứ hai, trên cả Hàn Quốc và Nhật Bản.
Theo thông tin từ Reuters, số người ch*t vì virus Corona của Iran đã tăng lên 16 người vào hôm qua (25/2). Đây là quốc gia có số người Tu vong vì covid-19 nhiều nhất ở bên ngoài Trung Quốc. Số người nhiễm covid-19 tại nước này hiện ghi nhận 95 ca, trong đó có Thứ trưởng Bộ Y tế Iran, ông Iraj Harirchi. Điều này cho thấy sự phức tạp trong dịch bệnh COVID-19 khi rõ ràng đã có những dấu hiệu cho thấy các ca nhiễm không nhất thiết phải đến từ việc tiếp xúc với người bệnh ở Trung Quốc. Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 22/2, TGĐ WHO thừa nhận ông lo ngại về “số ca nhiễm có mối liên hệ dịch tễ không rõ ràng” là những người không đến Trung Quốc hoặc tiếp xúc với các trường hợp nhiễm bệnh đã được xác nhận. Còn Mark Woolhouse, giáo sư về dịch tễ tại Đại học Edinburgh thì cho rằng: “Nhiều nước khác trên thế giới có thể trở thành nguồn lây nhiễm Covid-19. Điều này khiến việc ngăn chặn dịch bệnh đối với bất cứ quốc gia nào trở nên khó hơn rất nhiều”.
Điều đáng nói nữa là từ “tâm dịch Iran”, hàng loạt ca nhiễm SARS-CoV-2 mới được ghi nhận ở Iraq, Afghanistan, Bahrain, Kuwait, Oamn, Lebanon, các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và ở Canada, đều có nguồn gốc lây nhiễm từ Iran. Theo các chuyên gia, Iran nói riêng, Trung Đông nói chung là địa điểm thuận lợi để phát sinh đại dịch bởi sự di chuyển liên tục giữa các quốc gia của người hành hương Hồi giáo và người lao động nhập cư. Họ sẽ chính là những cá thể mang virus Corona gieo rắc khắp nơi. Iran chưa công bố những thông tin chính thức về nguồn lây bệnh, nhưng manh mối có thể nằm ở TP Qom, một địa điểm bùng phát và gây tranh cãi hiện nay. Con số xác thực về số người nhiễm và Tu vong vì SARS-CoV-2 cũng đang là vấn đề gây tranh cãi. Chiều
24/2, hãng thông tấn ILNA (Iran) đưa tin số ca Tu vong ở thành phố Qom tăng lên 50. Nhưng Bộ Y tế nước này sau đó bác bỏ thông tin, và khẳng định số ca Tu vong mới chỉ là 12, số ca nhiễm là 61.
Đó là cảnh báo của Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Người đứng đầu tổ chức y tế thế giới tuyên bố thế giới cần nỗ lực hơn nữa nhằm ngăn chặn sự lây lan SARS-CoV-2 và cần phải chuẩn bị cho nguy cơ xảy ra một đại dịch. Tất nhiên, theo ông, tới nay, WHO vẫn chưa coi sự bùng phát dịch COVID-19 là một đại dịch, song các quốc gia cần “nỗ lực hết mình để chuẩn bị cho nguy cơ xảy ra một đại dịch” song không nên “sợ hãi”.
Theo WHO, dịch bệnh vẫn chưa vượt quá tầm kiểm soát trên toàn cầu hay gây ra số ca Tu vong lớn, hiện còn “quá sớm” để nói về một đại dịch. WHO khuyến cáo mỗi quốc gia phải tự đánh giá tình hình theo bối cảnh của từng nước, và WHO cũng sẽ làm như vậy thông qua việc giám sát 24/24. Ông nhấn mạnh cần thống nhất kiềm chế dịch bệnh.