Khoa học hôm nay

“Khí tụ đan điền” là gì và luyện như thế nào?

“Ðan điền”, là danh từ thường thấy trong thư tịch của Ðạo gia hay trong y thư cổ đại Trung Hoa. Nội dung của nó nói lên quan điểm luyện tĩnh dưỡng sinh. Theo luận thuyết của Ðạo gia: dưới lỗ rốn khoảng ba tấc (hoặc một tấc mấy phân) có khoảng không gian trong bụng gọi là đan điền. Ðây là nơi tu luyện nội đan nên gọi là đan điền.

Ðan điền còn được phân biệt thượng, trung, hạ. dưới rốn là hạ đan điền, dưới tim là trung đan điền, khoảng giữa hai đầu lông mày là thượng đan điền. nhưng thông thường các môn quyền thuật khi nói đến đan điền thì ý ám chỉ là hạ đan điền.

Khoa giải phẩu học cho thấy rằng trong xoang bụng ở dưới rốn, ngoài tiểu trường, đại trường, bì niệu sinh thực khí, thì không còn vật gì khác. như thế phải chăng đan điền chỉ là sự tưởng tượng của cổ nhân, không có tính cách khoa học ?

Về chữ “khí” trong “khí tụ đan điền” thì khí ở đây là cái gì ? Tuyệt đối không phải là không khí do sự hô hấp. Bởi vì không khí do sự hô hấp chỉ có thể thông qua khí quản, thanh quản và xoang mũi mà ra vào phổi, tuyệt không thể vào xoang bụng. Hiển nhiên, lý thuyết này cũng không có tính khoa học.

Thế thì, làm thế nào mà ý niệm “đan điền” phát sinh được? Nguyên nhân chính là: Trong lúc hít thở sâu, vì hoành cách mô hạ xuống, bụng phồng ra; phần bụng dưới rốn tương đối nở rõ hơn, và do sự luyện tập lâu ngày, cơ năng thần kinh phát triển mạnh. Dưới sự khống chế của hệ thần kinh, các cơ bụng có thể căng thẳng một cách cực độ, đàn tính rất cao, thậm chí không sợ đấm đá nữa. Các bậc Ðạo gia khi xưa không hiểu rõ S*nh l* học, gọi chổ đó là đan điền, họ nghĩ rằng khí có thể chìm xuống đan điền. Ðiều này rõ ràng là không phù hợp với khoa học ngày nay.

Ảnh minh họa.

“Khí tụ đan điền” là thuật ngữ thường dùng của giới quyền thuật, cho nên quyển sách này cũng nương theo đấy mà dẫn dụng, mượn nó để làm sáng tỏ vấn đề. Chúng ta nên thẳng thắn phê phán những lý thuyết sai lầm, và mặt khác xiển minh những nhận định đúng đắn, mà có thể gồm lại trong ba đìểm sau đây:

1. Hít thở sâu khi vận động, kết hợp hô hấp với vận động, hạ hoành cách mô xuống một cách có ý thức, tất cả đưa đến các kết quả là khoáng đại phế hoạt lượng, thay đổi phúc áp, xúc tiến sự tuần hoàn của máu, tăng gia cơ hội hoạt động của các khí quan trong cơ thể.

2. Bất luận lúc đi đứng hay nghỉ ngơi, lúc nào cũng ý thức về bụng dưới (đan điền). Như vậy làm cho tinh thần nội liểm, tránh được tâm viên ý mã, hồ tư loạn tưởng, tầng ngoài đại não có thể nghỉ ngơi một cách cục bộ. Lợi dụng lúc được nghỉ ngơi ấy, thông qua hệ thần kinh tương ứng với các cơ quan nội tạng, làm cho cơ năng của nội tạng được điều hòa và cải tiến và do đó mà dần dần nâng cao mức sức khỏe toàn diện của cơ thể, nói văn hoa hơn là thực hiện được cái đạo lý “bồi dưỡng nguyên khí”. Kỳ thực chính là tạo ra một ảnh hưởng quyết định đối với sự hoạt động của hệ thần kinh cao cấp, có thế mới làm thân thể tráng kiện.

3. Hễ khí hạ xuống (tức là hoành cách mô hạ xuống) thì trọng tâm đi xuống, như thế bàn chân mới ổn cố, đến khi cùng bạn tập thôi thủ, mới không bị daođộng trọng tâm mà té ngã.

Người học nên chú ý: luyện tập thái cực quyền (tcq) không phải là tụ khí đan điền từ đầu đến cuối, mà tùy theo sự vận động, tùy sự thay đổi của hô hấp, để cho hoành cách mô lúc lên lúc xuống. khi thì khí nổi, khi thì khí trầm, đều là tự nhiên nhi nhiên, hình thành một cách hữu ý vô ý. có như vậy mới khiến cho thân thể nổi chìm và biến hóa hư thực. trải qua sự luyện tập bền bỉ, mới có thể nâng cao tính linh hoạt của động tác và hiệu quả của sự vận động.

Ở phần trên đã nói rằng lý thuyết về đan điền không phù hợp với cái nhìn khoa học, nó chỉ là một thiết tưởng của người xưa. ngày nay chúng ta không tin suông thuyết củ một cách mù quáng mà nhìn một cách soi mói. bản thân của thuyết đan điền có được cái sắc thái bền bỉ. là vì xưa khoa học chưa phát triển, người ta mượn nó để gán vào cái mục đích tập tĩnh dưỡng sinh. nay, trên khía cạnh S*nh l* học mà nhìn, tuy nó thiếu khoa học tính nhưng còn có chỗ dùng tích cực nhất định. còn cái gọi là “luyện đan” của ðạo gia, thực sự chỉ là thần bí hóa vấn đề, làm nhận thức của người khác thêm mơ hồ.


Theo PV/Võ thuật

Link bài gốc Lấy link

https://www.vothuat.vn/goc-luyen-cong/tu-luyen-vo-thuat/khi-tu-dan-dien-la-gi-va-luyen-nhu-the-nao.html

Theo PV/Võ thuật

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/-khi-tu-dan-dien-la-gi-va-luyen-nhu-the-nao/20210620092523247)

Tin cùng nội dung

  • Thông qua việc tập luyện các công pháp khí công có thể khiến Tinh, Khí, Thần hòa thành một thể, âm dương điều hòa, khí huyết lưu thông, nguyên khí sung mãn, làm chậm quá trình lão hóa, giúp con người sống lâu, sống khỏe, duy trì và kéo dài thêm sức xuân.
  • SKĐS xin chuyển tải một phương pháp luyện công hỗ trợ chữa bệnh và tăng cường sức khỏe - Cường tráng công.
  • Nội dưỡng công và cường tráng công là một phương pháp khí công khá đơn giản, dễ tập luyện mà hiệu quả cao. Nội dưỡng công, cường tráng công thuộc thể loại tĩnh công, nghĩa là khi luyện công cơ thể hoàn toàn bất động.
  • Trong y học cổ truyền, tăng huyết áp thuộc phạm vi các chứng bệnh như đầu thống, huyễn vựng, thất miên... và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau mang tính tổng hợp và chỉnh thể, trong đó có việc tập luyện khí công dưỡng sinh.
  • Trong y học cổ truyền phương Đông, để phòng chống bệnh hen phế quản, ngoài việc dùng Thu*c, châm cứu, xoa bóp, ẩm thực trị liệu..., người ta còn sử dụng phương pháp tập luyện khí công.
  • Những động tác yoga này dễ thực hiện và có hiệu quả cao. Có thể làm thường xuyên để khí huyết lưu thông, tăng cường sức khỏe.
  • Xin giới thiệu một vài động tác yoga - khí công giúp bạn tỉnh táo, hết mỏi mệt sau những ngày làm việc căng thẳng hoặc ăn uống, bia rượu linh đình.
  • Bài tập yoga-khí công giúp nâng cao độ dẻo dai của cơ thể, đồng thời cải thiện chứng đau lưng
  • Tập khí công dưỡng sinh, tọa thiền nhằm tập luyện giữ gìn tâm trong sáng và cơ thể khỏe mạnh. Tập khí công và thiền định đúng cách cũng có tác dụng nhất định trong việc điều trị, hóa giải bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer, thường gặp ở người cao tuổi.
  • Để phòng chống béo bụng có một phương pháp hết sức đơn giản, không tốn kém mà lại hiệu quả đó là tập luyện khí công dưỡng sinh của y học cổ truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY