Bài thuốc dân gian hôm nay

Nội dưỡng công và cường tráng công trong đông y (Kỳ I)

Nội dưỡng công và cường tráng công là một phương pháp khí công khá đơn giản, dễ tập luyện mà hiệu quả cao. Nội dưỡng công, cường tráng công thuộc thể loại tĩnh công, nghĩa là khi luyện công cơ thể hoàn toàn bất động.
Nội dưỡng công và cường tráng công là một phương pháp khí công khá đơn giản, dễ tập luyện mà hiệu quả cao. Nội dưỡng công, cường tráng công thuộc thể loại tĩnh công, nghĩa là khi luyện công cơ thể hoàn toàn bất động. Tuy vậy tạng phủ kinh lạc lại vận động rất mạnh mẽ, cho nên tĩnh công trên thực tế là ngoại tĩnh nội động. Bài viết này xin giới thiệu phương pháp tập luyện nội dưỡng công và cường tráng công để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Nội dưỡng công

Tác dụng của nội dưỡng công chủ yếu xác định cách thư giãn toàn bộ các cơ nhục ở tay, chân, thân thể và tạo thành một tư thế nhất định, kết hợp với phép thở, nhẩm một câu chú để tập trung ý thức (ý thủ) nhằm nâng cao sinh khí trong cơ thể từ đó mà có hiệu quả trong chữa bệnh.

Tư thế

Cách nằm :

Trước khi nằm, cần chuẩn bị một cái giường bằng gỗ cứng trải đệm cho bằng phẳng, để cho tư thế chính xác, gối đầu cần đặt cho vừa, khi trời lạnh nên lấy vải hay chăn đắp chân, nằm nghiêng (nằm nghiêng bên nào cũng được), đầu hơi thấp về phía trước, gối đầu lên gối cho bằng phẳng, hai mắt nhắm lại, để hơi lộ ra một tia sáng nhỏ, mắt nhìn vào đầu sống mũi, tập trung ý thức vào đan điền (ở dưới rốn 1 thốn 5 phân), tập cho tai lãng quên như không nghe thấy gì, miệng ngậm lại tự nhiên, thở đều nhẹ nhàng bằng mũi, cánh tay phía trên duỗi ra một cách rất tự nhiên, úp bàn tay xuống đùi, tay phía dưới để lên cái gối, mở ra tự nhiên, để ngửa bàn tay lên, cách xa đầu khoảng 2 thốn, lưng hơi uốn ra phía trước, đùi bên dưới duỗi ra hơi cong cong một cách tự nhiên, đùi bên phải co lại 1200, chồng lên trên đùi bên dưới. Xếp đặt tư thế xong, thì bắt đầu tập trung ý thức vào đan điền, rồi tiến hành phép hô hấp (Hình vẽ 1).

Cách ngồi :

Trước khi ngồi chuẩn bị một chiếc ghế đẩu vuông, bằng phẳng rộng, sau khi ngồi xuống, đầu gối co lại 900, bàn chân không được bỏ thõng (nếu thấy không vừa thì dưới bàn chân có thể dùng miếng gỗ hay viên gạch kê), người ngồi ngay thẳng yên ổn trên ghế, cố định tư thế cho tốt, không nên đưa người về phía trước, phía sau và hai bên, đầu hơi cúi về phía trước, đặt mông ngồi bằng phẳng thân mình với hai đùi trên làm thành góc 90o, hai đùi mở ra, hai chân và hai vai rộng ngang nhau, người béo thì hai đùi cách nhau rộng hơn, đầu gối co lại 900, hai ống chân không nên co về phía sau hay phía trước, hai bàn chân để cho bằng nhau sát đất, hai tay đặt lên trên hai đùi, bàn tay úp xuống cho bằng phẳng tự nhiên, nửa người trên không ưỡn ra phía sau, xuôi vai xuống ép ngực lại. Khi ấy tập trung vào đan điền rồi bắt đầu thở còn tư thế của tai, mắt, miệng, mũi cũng như cách nằm.

Nằm ngửa :

Ngoài các vật liệu cần dùng cho cách nằm ra, lại phải dùng thêm một cái chăn bông hoặc cái đệm, kê cao đầu và ngửa người bên trên lên thành như hình cái bục dốc, đầu kê cao 25 phân, dưới vai kê cao 5 phân, dùng cách nằm ngửa, đầu phải được ngay thẳng, không nên để lệch sang hai bên, tập trung ý thức vào đan điền, rồi bắt đầu thở, hai đùi duỗi ra một cách tự nhiên và đều nhau, đầu chót hai bàn chân ngón chân ngược lên, hai cánh tay duỗi thẳng ra cho tự nhiên, đặt vào phía ngoài hai đùi; tư thế của mặt, tai, mắt, miệng, mũi cũng như cách nằm, hai mắt cũng để hé lộ một ít để thấy tia sáng, nhìn thẳng xuống đầu chót ngón chân.

Phương pháp

Cách thở:

Môi miệng hơi mím lại, thở ra hít vào bằng mũi, miệng nhẩm câu chú, khi hít hơi vào thì đầu lưỡi uốn lên thúc vào hàm trên, sau khi đã hít hơi vào, nửa chừng nên nín hơi lại một chút, đầu lưỡi nên uốn lên thúc vào hàm trên, sau khi đã hít hơi vào, nửa chừng nên nín lại một chút, đầu lưỡi không được máy động, vẫn cứ để dính ở hàm trên, khi thở hơi ra, thì đầu lưỡi buông xuống cho hơi thở ra. Cứ như thế mà làm đi làm lại cách thở. Thời gian nín thở lâu hay chóng có thể căn cứ vào tình trạng cụ thể của bệnh mà chỉ định cho phù hợp.

Nhẩm câu chú:

Khi thở người bệnh miệng phải nhẩm câu chú, bắt đầu nhẩm câu 3 chữ, sau căn cứ vào tình trạng của người bệnh, mà thêm dần lên hay không thêm, nhiều cũng không được quá 9 chữ, phương pháp cụ thể là khi nhẩm một chữ đầu thì hít hơi vào, khi nhẩm đến chữ giữa thì nín thở, số chữ ở khoảng giữa càng nhiều, thời gian nín thở càng lâu, nhẩm đến chữ cuối cùng thì thở hơi ra. Câu chữ dùng thường là: "Ta yên tĩnh", "Ta ngồi yên tĩnh". Đến câu chữ nhiều nhất như: "Ta ngồi yên tĩnh thân thể khỏe mạnh", hoặc "Ta ngồi yên tĩnh thân thể mới khỏe mạnh".

Cách thở áp dụng trong 3 chữ "Ta yên tĩnh" tiến hành như sau: Khi bắt đầu nhẩm chữ "ta" thì đầu lưỡi uốn lên, thúc sát vào hàm trên, khi nhẩm đến chữ "yên" thì nín thở, đầu lưỡi vấn cứ dính vào hàm trên không động, khi nhẩm đến chữ "tĩnh" thì buông đầu lưỡi xuống rồi thở ra.

Tập trung ý thức vào đan điền:

Tập trung ý thức vào đan điền là làm cho người bệnh tập trung tư tưởng để chuyên tâm luyện công. Bắt đầu khi mới luyện công, chú ý tập trung giữ cho tinh thần hướng vào đan điền, khi hít hơi vào cũng phải có ý thức đưa xuống đan điền, trải qua khoảng 20 ngày, người bệnh tự thấy khi mình hít hơi đã thấu suốt đến đan điền, rồi sau đó có thể đem phép "tập trung ý thức vào đan điền" đổi sang "tập trung ý thức vào ngón chân cái", lại trải qua một thời kỳ, nếu đã cảm thấy ngón chân có hiện tượng phát nóng, tư tưởng của người bệnh đã tập trung, tâm tình đã yên tĩnh, lòng nghĩ vơ vẩn đã hết thì cũng có thể bỏ phép tập trung ý thức đi, nếu chưa đạt được như thế thì phải tập lại từ đầu cho tới khi tập trung ý thức vào ngón chân, vào đan điền theo ý muốn.

TTND.BS. Trần Văn Bản (Trung ương Hội Đông y Việt Nam)
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-noi-duong-cong-va-cuong-trang-cong-trong-dong-y-ky-i-19008.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi không may bị sỏi mật hay sỏi tiết niệu, người ta thường nói đến việc thay đổi chế độ ăn, dùng Thu*c, xoa bóp, bấm huyệt...
  • Thông qua việc tập luyện các công pháp khí công có thể khiến Tinh, Khí, Thần hòa thành một thể, âm dương điều hòa, khí huyết lưu thông, nguyên khí sung mãn, làm chậm quá trình lão hóa, giúp con người sống lâu, sống khỏe, duy trì và kéo dài thêm sức xuân.
  • SKĐS xin chuyển tải một phương pháp luyện công hỗ trợ chữa bệnh và tăng cường sức khỏe - Cường tráng công.
  • Trong y học cổ truyền, tăng huyết áp thuộc phạm vi các chứng bệnh như đầu thống, huyễn vựng, thất miên... và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau mang tính tổng hợp và chỉnh thể, trong đó có việc tập luyện khí công dưỡng sinh.
  • Trong y học cổ truyền phương Đông, để phòng chống bệnh hen phế quản, ngoài việc dùng Thu*c, châm cứu, xoa bóp, ẩm thực trị liệu..., người ta còn sử dụng phương pháp tập luyện khí công.
  • Những động tác yoga này dễ thực hiện và có hiệu quả cao. Có thể làm thường xuyên để khí huyết lưu thông, tăng cường sức khỏe.
  • Xin giới thiệu một vài động tác yoga - khí công giúp bạn tỉnh táo, hết mỏi mệt sau những ngày làm việc căng thẳng hoặc ăn uống, bia rượu linh đình.
  • Bài tập yoga-khí công giúp nâng cao độ dẻo dai của cơ thể, đồng thời cải thiện chứng đau lưng
  • Tập khí công dưỡng sinh, tọa thiền nhằm tập luyện giữ gìn tâm trong sáng và cơ thể khỏe mạnh. Tập khí công và thiền định đúng cách cũng có tác dụng nhất định trong việc điều trị, hóa giải bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer, thường gặp ở người cao tuổi.
  • Để phòng chống béo bụng có một phương pháp hết sức đơn giản, không tốn kém mà lại hiệu quả đó là tập luyện khí công dưỡng sinh của y học cổ truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY