Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Khoa học hóa bữa ăn để duy trì cân nặng

(HNM) - Người trưởng thành cần biết số cân nặng phù hợp với mình để duy trì chế độ ăn uống và hoạt động thể lực để phòng tránh thừa cân.

(hnm) - chế độ ăn uống dư thừa, lối sống ít vận động hiện nay của chúng ta đã làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm ở người trưởng thành. với người trưởng thành, thừa cân là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật, như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng acid uric gây bệnh gout… vì vậy, người trưởng thành cần biết số cân nặng phù hợp với mình để duy trì chế độ ăn uống và hoạt động thể lực để phòng tránh thừa cân.

Theo các bác sĩ viện dinh dưỡng quốc gia, thừa cân hoàn toàn phòng ngừa được. hai giải pháp then chốt để phòng thừa cân là tăng cường hoạt động thể lực, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và dinh dưỡng lành mạnh. chúng ta có thể khoa học hóa bữa ăn để duy trì cân nặng: nguồn năng lượng từ chất bột, đường nên cung cấp 60-65% tổng nhu cầu năng lượng một ngày. nên ăn ít thịt, không quá 100g/ngày/người trưởng thành, khuyến khích ăn cá, các hạt họ đậu. sữa là thực phẩm giàu canxi và vitamin nên tùy theo thể trạng cơ thể mà chọn sữa toàn phần hoặc sữa tách bơ để bổ sung cho cơ thể.

Về chất béo, tổng số năng lượng do chất béo nên đạt ít nhất 15% và không vượt quá 25% tổng năng lượng khẩu phần. Ưu tiên sử dụng dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt. Chú ý ăn đủ rau xanh, hoa quả với lượng trung bình 400g/người/ngày. Hạn chế tiêu thụ nước ngọt có gas, chúng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như béo phì, tiểu đường, tim mạch, loãng xương. Không nên lạm dụng các món xào, rán, nướng, mà tăng cường ăn các món luộc, hấp để giữ được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm…

Tất nhiên, để duy trì được cân nặng lý tưởng thì với cách thực hành ăn uống nào cũng cần phải phối hợp với nếp sống lành mạnh, năng động, hoạt động thể lực đều đặn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/987204/khoa-hoc-hoa-bua-an-de-duy-tri-can-nang)

Tin cùng nội dung

  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Từ khắp các nơi trên thế giới, rất nhiều người muốn biết xem Samantha rồi sẽ làm món gì tiếp theo cho con gái cưng của mình.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY