Kinh tế xã hội hôm nay

Khơi nguồn tiềm năng con trẻ bằng cách trao tự do và tin tưởng

(MangYTe) - Lời khuyên dạy con của giáo sư Nhật Bản: “Cha mẹ hãy nuôi dạy con mình để chúng có cuộc đời đáng sống”.

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao con mình "ương bướng" một cách khó hiểu? “Khơi nguồn tiềm năng con trẻ” sẽ chỉ ra trường hợp cụ thể và cách để ứng xử với con trẻ một cách đúng đắn, tâm lý nhất.

Ngày nay việc nuôi dưỡng con trẻ người ta không chỉ quan tâm tới thể chất mà còn đặc biệt mong muốn trẻ phát triển về tinh thần một cách mạnh mẽ và tích cực.

Khơi nguồn tiềm năng con trẻ” là cuốn sách hướng dẫn các bậc cha mẹ cách phát triển tính sáng tạo và nuôi dưỡng tâm hồn biết cảm thông.

Giống như các cuốn sách khác của Giáo sư Nobuyoshi Hirai như “Giáo dục không la mắng”, “Kỷ luật trong nụ cười”, cuốn sách “Khơi nguồn tiềm năng con trẻ” tiếp tục là những lời khuyên sâu sắc, rất giàu tính nhân văn cho các bậc phụ huynh về cách nuôi dạy con một cách tích cực và toàn diện.

Trong cuốn “Khơi nguồn tiềm năng con trẻ”, Giáo sư Nobuyoshi Hirai đã khẳng định 3 điều: Hãy để con trẻ có được một cuộc đời đáng sống, sự tự do là tâm điểm nuôi dạy con và các bậc phụ huynh nên thấu hiểu, luôn cổ vũ con trẻ.

Trong cuốn sách của mình, Giáo sư Nobuyoshi Hirai nhấn mạnh: "Cha mẹ hãy nuôi dạy con mình để chúng có cuộc đời đáng sống. Hãy sống cho thật ý nghĩa và có cá tính để không uổng kiếp này".

Ông cho rằng điều quan trọng nhất với trẻ là việc khám phá năng lực bản thân. Điều này sẽ giúp trẻ sống say mê và tràn đầy năng lượng, vui vẻ và sống có cá tính.

Để làm được điều này, Giáo sư Nobuyoshi Hirai đã khuyến khích các bậc phụ huynh nên khen ngợi về năng lực của trẻ nhỏ bởi vì được khen, trẻ sẽ cảm thấy bản thân mình có giá trị, cảm thấy mạnh mẽ và tự tin hơn.

Khi tự tin thì con bạn sẽ cảm thấy hứng thú, đam mê và có động lực khám phá thế mạnh bản thân, từ đó dễ dàng xác định năng lực của trẻ.

Giáo sư Nobuyoshi Hirai cũng nhận định, thay vì quyết định thay cho con, chúng ta hãy trao cho trẻ quyền tự do trong suy nghĩ và trong từng hành động.

Ông chỉ ra rằng thông thường người ta lấy đức tính chăm ngoan, vâng lời… làm chuẩn mực để dạy trẻ, làm như vậy là vô tình đánh cắp sự tự do của trẻ đồng thời gieo vào đầu trẻ những quy tắc, chuẩn mực, những suy nghĩ hạn hẹp thiếu ngây thơ, ít sáng tạo của người lớn.

Ông đưa ra ví dụ, khi con trẻ còn nhỏ, tò mò muốn làm mọi thứ để khám phá thế giới thì chúng ta thường gạt đi bằng câu nói "Con nít biết gì mà làm, chỉ giỏi phá!".

Chính câu nói đó đã bóp ch*t khả năng tự lập của trẻ ngay từ nhỏ. Nếu chúng ta can thiệp thô bạo vào việc quyết định ăn gì, mặc gì, mua đồ chơi gì, trẻ sẽ mất đi sự tự do và hứng thú.

Giáo sư Nobuyoshi Hirai luôn khuyến khích các bậc cha mẹ thấu hiểu, động viên con trẻ. Ông cho rằng: “Một đứa trẻ hạnh phúc nhất là khi dù cho nó có sai lầm, thất bại thì luôn có cha mẹ ở bên cạnh khuyến khích con không sao đâu, cố gắng lần sau nhé".

Vì suy cho cùng, điểm số ở trường cũng chỉ là chuẩn mực chung của xã hội và việc con bạn học kém nhưng nếu có ba mẹ bên cạnh quan tâm thì sự phát triển, hình thành nhân cách cũng không bị lệch hướng.

Những bậc cha mẹ sáng suốt sẽ phát hiện ra những điểm mạnh và tin tưởng ở con mình. Từ đó, trẻ sẽ thoát khỏi khuôn mẫu để học tập và phát triển đầy hứng khởi và sáng tạo. Trẻ sẽ có khả năng mở ra một cuộc sống hạnh phúc là chính mình nhờ có cha mẹ thấu hiểu mọi chuyện.

Trong cuốn sách này, chuyên gia Nobuyoshi Hirai cũng nhiều lần nhắc đến vai trò quan trọng của cha mẹ. Bởi việc phát hiện khả năng và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ thành công hay không nằm ở tình yêu thương, tinh thần gần gũi, sẻ chia, làm gương của cha mẹ.

Đó chính là yếu tố quyết định, các phương pháp dạy con chỉ mang tính chất hỗ trợ. Dù bạn có áp dụng phương pháp nào mà trẻ không cảm nhận được tình yêu thương và sự tin tưởng của cha mẹ thì trẻ cũng khó phát triển tự do và hạnh phúc.

Chia sẻ một cách toàn diện những lời khuyên nuôi dạy con, “Khơi nguồn tiềm năng con trẻ” cuốn kim chỉ nam cho những bậc phụ huynh có con trong độ từ 1 đến 3 và hữu dụng với cả những đứa trẻ ở độ tuổi lớn hơn.

Nobuyoshi Hirai (1919-2006) tốt nghiệp Khoa Văn - Đại học Tokyo và Khoa Y - Đại học Tohoku.

Ông là giáo sư danh dự Trường Đại học nữ Otsuma, là tiến sĩ y khoa, Hội trưởng Hội nghiên cứu Nhi đồng học tại Nhật Bản.

Với nhiều năm làm việc trong ngành y khoa và giáo dục trẻ em, Nobuyoshi Hirai viết rất nhiều sách dành cho việc giáo dục trẻ em ở độ tuổi thiếu nhi đến trung học.

Hồ Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục (https://giaoduc.net.vn/van-hoa/khoi-nguon-tiem-nang-con-tre-bang-cach-trao-tu-do-va-tin-tuong-post206790.gd)

Tin cùng nội dung

  • Thông điệp của người mẹ truyền tới trẻ vô cùng quan trọng, mang tính quyết định đến nhân cách của trẻ. Vì vậy, hãy ghi nhớ 10 câu “thần chú” sau đây, và áp dụng hàng ngày, để giúp trẻ ngoan ngoãn và khỏe mạnh hơn.
  • Cơn giận của trẻ là một hành vi không thuận lợi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi trẻ ăn vạ, khóc lóc, rên rỉ và la hét kéo dài có thể tác động tâm lý tiêu cực đến cả bạn và con bạn.
  • Qua ống kính của Danielle Guenther, cuộc sống gia đình không phủ màu hồng lãng mạn với đôi vợ chồng quần là áo lượt và đàn con ngoan như búp bê.
  • SKĐS-Một số phụ huynh đã tự ý chẩn đoán bệnh và mua Thu*c về cho trẻ uống. Hiện tượng này được gọi là “tự ý dùng Thu*c cho trẻ”.
  • Em không còn nhưng tình yêu bố con anh vẫn dành cho em nguyên vẹn như ngày nào. Tôi nguyện nuôi dạy con tốt để vợ có thể mỉm cười trên thiên đường
  • Sự phát triển về trí tuệ và năng lực của trẻ được quyết định trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi, giai đoạn này là “thời kỳ thích hợp” để “nuôi dạy một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, vui vẻ, có trí tuệ thông minh và khỏe mạnh - Nhà nghiên cứu giáo dục Ibuka Masaru khẳng định.
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Nghiên cứu cho thấy rằng, nên dạy trẻ về vấn đề tiền bạc, ngay từ khi chúng bắt đầu biết đếm.
  • Có những câu nói của cha mẹ tưởng chừng như vô hại nhưng trẻ sẽ tưởng rằng những lời nói đó là sự thật và trở nên sợ hãi, tự ti, mặc cảm với chính bản thân mình.
  • Bạn không nên quá kinh ngạc khi nghe con lần đầu chửi bậy. Đơn giản là con đang bắt chước người lớn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY