Dinh dưỡng hôm nay

Không cần đo huyết áp trước khi tiêm vắc xin COVID-19 nữa?

MangYTe - Quy định hiện khám sàng lọc trước tiêm vắc xin ngừa COVID-19 có mục đo huyết áp, nhưng thực tế do hồi hộp, lo lắng, nhiều người vốn huyết áp bình thường khi đo trước tiêm huyết áp lại tăng, phải chờ đợi, hoặc không được tiêm.

Như vậy có cần đo huyết áp trước khi tiêm?

Theo thông tin mới nhất từ bộ y tế, cục quản lý khám chữa bệnh đã tham khảo ý kiến chuyên gia và họp vào đầu tháng 9 này để lấy ý kiến, bằng cách bỏ phiếu kín xem có cần phải đo huyết áp trước tiêm hay không.

Kết quả đa số thành viên đã bỏ phiếu theo phương án bỏ công đoạn đo huyết áp trước tiêm, chỉ đo huyết áp với người có bệnh nền và trên 65 tuổi.

Công văn sửa đổi quy trình khám sàng lọc trước tiêm chủng covid-19, theo hướng bỏ công đoạn đo huyết áp trước tiêm sẽ ban hành hôm nay 10-9.

Trước khi có công văn này, đo huyết áp là mục bắt buộc trong quy trình khám sàng lọc trước tiêm vắc xin covid-19, nhưng do căng thẳng, lo lắng trước tiêm, nhiều người huyết áp bình thường khi đo để tiêm chủng thì huyết áp tăng cao, phải đợi và đo nhiều lần, hoặc phải uống Thu*c hạ huyết áp...

Có không ít người đã bị từ chối tiêm, theo các chuyên gia là bị "từ chối oan uổng".

"Bởi trong các nghiên cứu về tác dụng phụ vắc xin COVID-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chưa ghi nhận bất kỳ tai biến nào liên quan đến cao huyết áp.

Các khuyến cáo của WHO cũng không có khuyến cáo hoãn tiêm do huyết áp. Nhưng có người đã bị từ chối tiêm 7 lần do huyết áp cao và sau đó đã mắc COVID-19 rồi Tu vong" - một chuyên gia cho biết.

Đặc biệt hiện nay cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng covid-19, việc đo huyết áp rồi phải đợi, đo đi đo lại nhiều lần cũng khiến việc tiêm chủng chậm lại, trong khi đo huyết áp với đại đa số người đi tiêm trước khi tiêm covid-19 lại không cần thiết và có nguy cơ lây nhiễm chéo covid-19 thông qua thiết bị đo huyết áp.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19

Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng để dập dịch.

Nhiều điểm tiêm chủng tại Hà Nội đông nghẹt, chen lấn

Tto - nhiều điểm tiêm vắc xin ngừa covid-19 ở hà nội xảy ra tình trạng đông đúc, chen lấn, xô đẩy... để 'tranh' lượt được tiêm sớm trong ngày 9-9.

LAN ANH

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/khong-can-do-huyet-ap-truoc-khi-tiem-vac-xin-covid-19-nua-20210910122227643.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tuyên truyền cho cha mẹ, những người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ sự nguy hiểm khi bị động vật cắn và các loại động vật cắn thường gặp.
  • Không ít thai phụ nhiễm viêm gan B mà không biết, chỉ đến khi có các dấu hiệu bệnh nặng lên mới đi khám và phát hiện bệnh thì thai đã được vài tháng tuổi.
  • Thuốc có nguồn gốc Đông y thường được xem là chế phẩm hỗ trợ dinh dưỡng hay thực phẩm chức năng.
  • Bệnh nhân cần phải được nghỉ ngơi, yên tĩnh trước khi đo ít nhất 5 phút, không dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến huyết áp (như: cà phê, rượu, Thu*c lá …).
  • ThS.BS. Nguyễn Trọng Khoa đã chia sẻ với Báo SKĐS về những kinh nghiệm của anh trên cương vị lãnh đạo trẻ cũng như những cảm nghĩ của anh đối với phong trào thầy Thu*c trẻ tình nguyện vì cộng đồng.
  • Không biết vì lí do gì người ta lại đẩy bác sĩ và bệnh nhân về hai phía đối kháng và đối phó với nhau. Trong khi những bác sĩ chân chính lúc nào cũng cố gắng cùng bệnh nhân vượt qua bao khổ đau bệnh tật, giữ cho bệnh nhân từng hơi thở từng nhịp tim.
  • Kháng sinh vẫn là cứu cánh quan trọng đối với nhiều căn bệnh truyền nhiễm, chống nhiễm trùng,...cần được sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả điều trị.
  • . Cứ mỗi 2 phút là có 1 người Tu vong vì bệnh ung thư cổ tử cung. 75% cả nam và nữ có nguy cơ lây nhiễm virút HPV một lần trong đời.
  • Tăng huyết áp (THA) là một bệnh rất thường gặp và đang trở thành một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu do sự gia tăng tuổi thọ và tăng tần suất các yếu tố nguy cơ. Trong số người bị THA, có người phải đo huyết áp liên tục.
  • Kính chào Mangyte, Con trai tôi 19 tháng tuổi chưa được tiêm vacxin 5 in 1. Giờ tôi muốn tiêm dịch vụ 6 in 1 cho bé có được không? Và nên tiêm ở địa chỉ nào? Xin chân thành cảm ơn. (Hoài Anh - Bình Dương)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY