Bộ trưởng phan văn giang động viên chiến sĩ học viện quân y tại sân bay nội bài, trước khi vào tp.hcm tham gia chống dịch.
Phát biểu tại lễ xuất quân, giao nhiệm vụ, động viên cán bộ, nhân viên, học viên học viện quân y trước khi vào tuyến đầu tham gia dập dịch covid-19 ngày 23/8, đại tướng phan văn giang, bộ trưởng bộ quốc phòng nói: "đảng và nhân dân việt nam tự hào có lực lượng quân đội nhân dân anh hùng, đã cùng với dân tộc việt nam trải qua nhiều cuộc trường chinh để giải phóng dân tộc, gìn giữ non sông, đất nước. đại dịch covid-19 là một cuộc trường chinh mới, một trận chiến mới... tôi tự hào khi quân đội ta có đội ngũ y, bác sĩ, những người làm công tác quân y hùng hậu, đủ trình độ, năng lực để chung tay cùng các lực lượng khống chế thành công đại dịch covid-19 này. tôi tin các đồng chí sẽ là những tấm gương sáng... đội ngũ thầy Thu*c quân y sẽ cùng với quân ủy trung ương, bộ quốc phòng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, không phụ lòng tin của đảng, nhà nước và nhân dân đối với chúng ta. chúng ta hãy vì nghĩa lớn, vì tình đồng bào để thực hiện sứ mệnh cao cả đó. chúc các đồng chí sức khỏe và thành công, sớm chiến thắng trở về an toàn tuyệt đối".
Những lời động viên, dặn dò các thành viên đoàn công tác của Đại tướng Phan Văn Giang như thổi bùng ngọn lửa quyết tâm, sẵn sàng xông pha lên tuyến đầu không chỉ của các chiến sĩ quân y lên đường đợt này mà còn "truyền lửa" cho cán bộ, chiến sĩ toàn quân, với quan điểm "trong khó khăn thì bộ đội sẽ chủ động đến với nhân dân chứ không đợi người dân tìm đến bộ đội".
Trong đợt này học viện quân y tăng cường gần 1.100 cán bộ, nhân viên, học viên lên đường làm nhiệm vụ giúp tp.hcm và các tỉnh phía nam phòng, chống dịch covid-19. trong đó có 452 bác sĩ và điều dưỡng, 140 học viên sau đại học các chuyên ngành, 72 điều dưỡng và 939 học viên dài hạn quân y từ năm thứ 3 đến năm thứ 6. khi vào địa bàn, đoàn công tác sẽ triển khai thành 451 tổ quân y cơ động trạm y tế xã, phường, sẵn sàng "3 cùng" với nhân dân để hỗ trợ các công việc phòng, chống dịch, gồm: lấy mẫu xét nghiệm; tiêm vaccine; quản lý, điều trị, chăm sóc sức khỏe ban đầu; quản lý chăm sóc các trường hợp f0 cách ly, điều trị tại gia đình, phối hợp vận chuyển, chuyển tuyến khi có yêu cầu và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
Được biết, với tinh thần "chống dịch như chống giặc", từ ngày 3/7/2021, học viện quân y đã chuyển 5 tấn thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế vào phân hiệu phía nam và cử 50 cán bộ, nhân viên từ hà nội vào tăng cường để triển khai trung tâm xét nghiệm dã chiến với 5 tổ xét nghiệm virus sars-cov-2. tiếp đó, từ ngày 6 đến 21/8, học viện tiếp tục cử hơn 350 cán bộ, nhân viên, học viên vào tham gia điều trị bệnh nhân covid-19 tại bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 5d và giúp các tỉnh, thành phố phía nam khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân f0 cách ly tại nhà…
Theo Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, từ khi dịch bùng phát đến nay, toàn quân đã triển khai gần 2 nghìn tổ, chốt chống dịch với trên 13 nghìn lượt người, kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới trên đất liền và trên biển, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép. Quân đội cũng phối hợp với các địa phương tổ chức gần 5 nghìn tổ, chốt phòng dịch với sự tham gia của hơn 22 nghìn cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ tại các địa bàn có dịch.
Quân đội cũng đã triển khai 190 điểm cách ly phục vụ hơn 270 nghìn người; tổ chức 10 bệnh viện dã chiến truyền nhiễm, chuyển đổi công năng 1 bệnh viện đa khoa quân dân y thành bệnh viện điều trị Covid-19, thành lập 1 trung tâm điều trị bệnh nhân vừa và nặng với hàng ngàn bác sĩ, nhân viên quân y; đóng góp 510 tỷ đồng ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19; điều động hàng ngàn xe ô tô vận chuyển vaccine đến các địa phương; khử khuẩn hàng ngàn khu vực, điểm có dịch.
Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát tốt dịch bệnh, sớm đưa địa phương trở lại trạng thái bình thường mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,, từ 0 giờ ngày 23/8, TP.HCM và một số địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã chuyển trạng thái chống dịch với các giải pháp trực chiến cao nhất nhằm tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch.
Tại TP.HCM, tối 22/8, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đồng loạt ra quân triển khai các biện pháp tăng cường thực hiện các quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đêm 22 và sáng 23/8, nhiều tuyến đường rất vắng người, chỉ có những người được ưu tiên ra đường làm nhiệm vụ đi lại.
Ghi nhận của phóng viên, ngày đầu thực hiện việc siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội, người dân tuân thủ rất nghiêm. Các lực lượng trực chốt kiểm tra, kiểm soát rất kỹ những trường hợp lưu thông trên đường. Những trường hợp không thuộc diện ưu tiên, lực lượng chức năng kiên quyết mời quay trở lại. Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, tính đến trưa 23/8, lượng phương tiện, nhất là xe mô tô ra đường giảm khoảng 85% so với ngày trước đó.
Nhằm bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, tỉnh Bình Dương chỉ đạo TP.Thuận An và thị xã Tân Uyên thực hiện "khóa chặt, đông cứng" vùng đỏ đậm đặc F0 tại 11 phường với 719.048 người từ ngày 22/8 đến 6/9. Trong những ngày qua, các biện pháp siết chặt giãn cách xã hội được thực thi quyết liệt và ở mức độ cao hơn tại 11 phường, thị xã Tân Uyên, người dân chấp hành nghiêm túc và yên tâm ở trong nhà. Chủ tịch UBND TP.Thuận An (Bình Dương) Nguyễn Thanh Tâm cho biết, nhìn chung người dân ở các địa phương chấp hành khá nghiêm quy định phòng, chống dịch bệnh; lực lượng được giao nhiệm vụ đã tập trung thực hiện nghiêm các yêu cầu.
Tại Long An, ngày đầu thực hiện thêm biện pháp "không để người dân rời khỏi nơi cư trú"; "ai ở đâu ở đó" đã được người dân chấp hành rất tốt. Tất cả tuyến đường từ TP.Tân An đến các xã, phường, thị trấn… đều được bố trí lực lượng trực 24/24 giờ kiểm soát người đi đường. Các địa phương đã cung cấp số điện thoại đường dây nóng cho người dân biết để liên hệ hỗ trợ khi cần thiết.
Tại Đồng Nai, lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm soát tại chốt trên các tuyến giao thông.
Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, lực lượng công an đã tăng cường biện pháp bảo đảm an ninh trật tự ở các chốt kiểm soát, kiên quyết không để người dân tự ý rời nơi ở trong khi thực hiện giãn cách xã hội.
Cùng với siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch, TP.HCM và một số địa phương tiếp tục triển khai xét nghiệm tầm soát Covid-19 diện rộng và tiêm vaccine cho người dân. Theo ông Phạm Đức Hải, Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, đến hết ngày 22/8, Thành phố đã đạt 5.447.056 mũi tiêm, đồng thời tận dụng thời gian giãn cách xã hội đẩy nhanh công tác xét nghiệm toàn Thành phố.
Bộ Tư lệnh TP.HCM bàn giao 30 xe cứu thương cho Sở Y tế TP chống dịch.
Tại phường Thuận Giao, TP.Thuận An (Bình Dương), với 102 nghìn dân, từ ngày 22/8, hàng trăm thành viên đã tổ chức thành nhiều đội cùng lực lượng hỗ trợ lấy mẫu tổ chức các điểm xét nghiệm Covid-19 trong cộng đồng để bóc tách F0.
Mục tiêu của Long An là đến giữa tháng 9 sẽ tiêm vaccine mũi 1 cho hơn 1,3 triệu dân và mũi 2 cho toàn dân tại 5 địa phương vùng đỏ: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc và TP.Tân An. Tỉnh quyết tâm chuyển "vùng vàng thành vùng xanh" và khoanh chặt, thu hẹp, triệt tiêu "vùng đỏ"/
Bộ đội gõ cửa từng nhà trao lương thực và nhu yếu phẩm cho người dân TP.HCM.
Thăm, động viên và kiểm tra lực lượng quân đội đang hỗ trợ TP.HCM chống dịch (ngày 23/8), Đại tướng Phan Văn Giang nhắn nhủ đến lực lượng bệnh viện dã chiến và các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại đây một quyết tâm mới "Dứt khoát chúng ta phải thắng, không thắng không về". Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị các lực lượng chống dịch phải nghiêm ngay từ chính mình. "Không giữ được an toàn cho mình thì không thể cứu được người khác. Lực lượng quân đội phải có trách nhiệm trước Đảng, trước dân để hoàn thành nhiệm vụ, không vì lợi ích nào khác".
HÀ PHAN
Chủ đề liên quan:
Bộ trưởng Quốc phòng dân tộc Việt Nam giải phóng dân tộc học viện quân y nhân dân Việt Nam Quân ủy Trung ương