Chuyện lạ hôm nay

Trận đánh thứ 5 của công nghệ ghép tạng Việt Nam

Với việc lần đầu tiên ghép phổi thành công từ người hiến tặng còn sống, Việt Nam đã bước lên một nấc thang mới về trình độ khoa học công nghệ.
Hôm 22/2, Học viện Quân y vừa phối hợp với một số bệnh viện và chuyên gia Nhật Bản thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên tại Việt Nam cho cháu Ly Chương Bình (7 tuổi, ở xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang). Bố bé (28 tuổi) và bác ruột (30 tuổi), mỗi người tặng cháu một phần phổi để tạo thành 2 lá phổi.

ghép tạng là kỹ thuật cao nhất của y học. Do đó, việc ghép thành công một tạng chứng tỏ trình độ khoa học và công nghệ của đơn vị đó”, GS.TS Phạm Gia Khánh, Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” (KC.10/16-20), Chủ tịch Hội ghép tạng việt nam">ghép tạng việt nam nói.

Sau những thành công về ghép thận, gan, tim và khối tụy-thận, năm 2016 Học viện Quân y nghiên cứu về ghép phổi, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Tháng 11/2016, Học viên được Bộ Khoa học Công nghệ giao nhiệm vụ thực hiện đề tài "Nghiên cứu ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống và người cho ch*t não" thuộc Chương trình KC.10/16-20.

Đề tài do Thiếu tướng, GS.TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện làm chủ nhiệm, thực hiện trong 3 năm (2016-2019) ngân sách nhà nước hỗ trợ là 13,1 tỷ đồng. Một số tổ chức phối hợp thực hiện gồm Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy.

Đề tài hướng đến mục tiêu xây dựng được chỉ định ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống hoặc người cho ch*t não; xây dựng quy trình ghép thùy phổi từ người cho sống hoặc ghép một phổi từ người cho ch*t não.

Học viện đã cử cán bộ đi học tập kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm ghép phổi trên người tại Bệnh viện Đại học Okayama (Nhật Bản); đồng thời, phối hợp với các bệnh viện trong nước để chọn bệnh nhân.

“Khi tuyển chọn có rất nhiều bệnh nhân, có bệnh nhân chỉ còn một phổi, có bệnh nhân xơ phổi rất nặng, các bệnh nhân đều có chỉ định ghép phổi. Chúng tôi quyết định chọn bệnh nhân Ly Chương Bình. Với sự hội chẩn của các chuyên gia đầu ngành về hô hấp trong và ngoài nước, chúng tôi chẩn đoán cháu bị giãn phế quản bẩm sinh lan tỏa 2 phổi, đã biến chứng suy hô hấp, tâm phế mạn, suy dinh dưỡng độ III, có chỉ định tuyệt đối để ghép phổi”, GS.TS Đỗ Quyết nhớ lại.

“Tưởng tượng phổi của cháu bé như chùm nho, chùm nho đó là những nang chứa nước, cháu bị nhiễm trùng thường xuyên và từ 2 tháng tuổi cháu đã có biểu hiện lâm sàng là khò khè, khó thở, mỗi khi khóc to là người tím tái. Vì thế, chúng tôi phải thay cả 2 lá phổi. Cháu được cắt bỏ toàn bộ 2 lá phổi, sau đó lấy 1 thùy phổi từ bố và 1 thùy từ bác ruột để ghép”, GS Quyết cho hay.

Theo GS Quyết, ghép phổi được đánh giá là một trong những kỹ thuật rất khó. Bởi lẽ phổi là cơ quan hô hấp cung cấp ôxy cho cơ thể, hít thở với không khí bên ngoài. Tất cả vật lạ, không khí thay đổi hay vi trùng đều ảnh hưởng ngay đến phổi. Vì thế các bác sĩ phải lựa chọn, đánh giá tình trạng phổi của người cho với tình trạng phổi, sức khỏe tổng thể của người nhận. Rất may, với ca này người bố và bác ruột đã sẵn sàng cho cháu một phần phổi. Ngay sau mổ, 2 người cho đã được rút ống nội khí quản và phổi đã nở ra hoàn toàn. Các chỉ số với cháu bé ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua.

Ông Oto Takahiro, Giám đốc Trung tâm ghép tạng, Bệnh viện Đại học Okayama Nhật Bản nhận định, bệnh nhi 7 tuổi được ghép phổi lần này có thể sống thậm chí đến 80 tuổi. Với trẻ con, một phần phổi của người lớn cũng đủ để phát triển bình thường. Ông tin tưởng, ca ghép phổi thứ 2, các bác sĩ Việt Nam có thể thực hiện tốt. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm được ghép phổi dự kiến là 80%.

Chia sẻ về lịch sử của những lần ghép tạng thành công của Việt Nam, GS.TS Phạm Gia Khánh cho biết, y học thế giới có thể ghép 6 tạng: thận, gan, tim, tụy, phổi và ruột. Đến nay, Việt Nam đã ghép thành công 5 tạng gồm thận, gan, tim, ghép khối tụy - thận và bây giờ là ghép phổi. Học viện Quân y là đơn vị đầu tiên thực hiện tất cả các ca ghép đó.

“Chúng ta thường nói là ghép mô và ghép tạng. Ghép mô là ghép da, giác mạc, xương, mạch máu. Nhưng ghép tạng khác ghép mô là để cứu cuộc sống. Về ghép tạng, chúng ta đi sau thế giới khoảng 40-50 năm. Điều đó chứng minh sự cố gắng phi thường của đội ngũ thầy Thu*c Việt Nam”, GS Khánh nói.

"Nếu theo ngôn ngữ bộ đội thì ca ghép này là trận đánh thứ 5", TS Hoàng Văn Chương, Chủ nhiệm khoa gây mê, tham gia kíp mổ ví von.

GS Khánh nhấn mạnh, tất cả thành công ghép tạng đều là sản phẩm của các đề tài trọng điểm cấp Nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý. Nếu không có sự đầu tư cho khoa học công nghệ, chúng ta không thể có được những thành tựu này.

Ông lấy ví dụ từ năm 1992 đến nay, hàng nghìn bệnh nhân được cứu sống nhờ ghép thận, sau khi Học viện Quân y nghiên cứu thực hiện và chuyển giao thành công kỹ thuật ghép thận cho các bệnh viện với giá thành chỉ bằng 40%-50% so với đi nước ngoài.

Đến 2004, trường hợp ghép gan đầu tiên của Việt Nam được thực hiện. Cháu bé ghép gan giờ đã chuẩn bị tốt nghiệp Cao đẳng Quân y và thêm 68 bệnh nhân khác được cứu sống nhờ ghép gan. Từ 2010, kỹ thuật ghép tim cũng giúp 15 bệnh nhân tìm lại được sự sống. Tiếp đó, năm 2014, trường hợp ghép đa tạng (ghép đồng thời cả tụy và thận) đầu tiên đã thành công và nay là ghép phổi.

Thăm ca ghép phổi đầu tiên, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ hỗ trợ xây dựng Học viện Quân y thành một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và y học hàng đầu trong cả nước.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/tran-danh-thu-5-cua-cong-nghe-ghep-tang-viet-nam-3547737.html)

Tin cùng nội dung