Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tri ân “những người thầy không tên” trong y học

Ông Phạm Khắc Khoan, con trai cả của cụ Phạm Ngọc Bội - người tình nguyện hiến thi thể cho nghiên cứu y học năm 2013, rưng rưng khi kể về mong mỏi của cụ Bội trong những năm cuối đời...
Ông Phạm Khắc Khoan, con trai cả của cụ Phạm Ngọc Bội - người tình nguyện hiến thi thể cho nghiên cứu y học năm 2013, rưng rưng khi kể về mong mỏi của cụ Bội trong những năm cuối đời...

Tâm nguyện của một người hiến xác cho y học

Tâm sự tại buổi Lễ tri ân những người hiến xác cho y học tại Học viện Quân y sáng 7/8, ông Khoan cho biết, khi cụ Bội lần đầu tiên tâm sự việc sau này về với tiên tổ thì sẽ hiến dâng thân xác của mình để cứu người mù, ông Khoan khá sốc, ông nói với bố: “Việc đó cứ từ từ và phải cân nhắc kỹ chứ bố”.

Dù vậy, cụ Bội vẫn không nguôi ngoai tâm nguyện đó của mình. Trải qua hàng chục năm, nghe bố mình nhắc nhiều đến việc hiến tạng, ông Khoan cũng dần quan tâm và bắt đầu tìm hiểu việc hiến tạng thông qua các phương tiện truyền thông.

Cho đến năm 2008, khi cụ Bội một lần nữa chính thức đề cập đến việc sẽ hiến tạng, ông Khoan đã quyết định sẽ ủng hộ tâm nguyện lúc cuối đời của bố và nói: “Việc hiến tạng của bố rất cao cả và con sẽ là người ủng hộ bố. Con người ta sinh ra từ cát bụi thì ch*t sẽ trở về với cát bụi. Quan trọng là khi ch*t để lại cái gì đó cho đời. Vậy thì sao không hiến tặng cả thân xác cho việc nghiên cứu khoa học của nước nhà?”. Nghe xong lời con trai, cụ Bội rất tán thành và nói rằng nếu làm được việc đó thì còn gì quý bằng. Kể từ đó, anh Khoan thấy tâm trạng của cụ Bội càng vui vẻ hơn khi nói tới việc hiến tạng.

Tuy nhiên, dù đã được con trai cả ủng hộ nhưng khi đưa ý định hiến tạng của cụ ra bàn thảo trong gia đình thì lại không được xuôi chiều. Những người đầu tiên phản đối kịch liệt quyết định này chính là vợ và 2 người con trai khác của cụ Bội. Bản thân ông Khoan cũng phải chịu sự chỉ trích gay gắt của cả nhà khi dám đứng ra ủng hộ việc làm mà mọi người cho rằng “không minh mẫn” của ông cụ.

Ông Khoan kể: “Lúc đó, tôi thấy bố tôi khá buồn. Còn tôi cũng hiểu rằng để thay đổi quan điểm, nhận thức của mọi người về việc hiến tạng không phải là ngày một ngày hai mà cần phải có thời gian. Trải qua cả năm trời phân tích việc được việc mất khi hiến tạng, cuối cùng thì tâm nguyện của bố tôi đã được toàn thể gia đình nhất trí cao. Tôi được cả nhà giao trọng trách là người đại diện gia đình lên làm việc với Ngân hàng Mắt (Bệnh viện Mắt Trung ương) và Bộ môn Giải phẫu (Học viện Quân y) để bàn việc thực hiện tâm nguyện của bố tôi khi cụ trăm tuổi”.

Ngày 2/11 năm Quý Tỵ (2013), cụ Bội trăm tuổi về với tổ tiên. Thực hiện tâm nguyện của cụ, toàn thể gia đình cùng các nhân viên y tế của Ngân hàng Mắt (Bệnh viện Mắt Trung ương) và Bộ môn Giải phẫu (Học viện Quân y) đã tổ chức đón thi thể của cụ lên Học viện, tổ chức lễ viếng trang trọng. Giác mạc của cụ cũng được hiến tặng để tìm lại ánh sáng cho những người bị bệnh về mắt có chỉ định ghép giác mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương.

Tri ân những người vượt qua định kiến “ch*t toàn thây”

Tại lễ tri ân những người tình nguyện hiến xác cho y học, thay mặt gia đình, ông Khoan đã gửi lời cảm ơn tới các y, bác sĩ đã giúp hoàn thành tâm nguyện của cụ Bội và cho biết, gần 2 năm qua, từ ngày cụ Bội hiến thân xác cho y học, gia đình hoàn toàn yên tâm khi công tác quản lý thi thể của người hiến, đặc biệt là về hương khói cho các chân linh thật ấm lòng.

Cũng tại buổi lễ, Thiếu tướng - GS.TS. Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y nhấn mạnh, cho đến nay, việc phẫu tích thi hài người quá cố vẫn là cách tốt nhất để giúp sinh viên y khoa học tập, nắm vững cấu tạo cơ thể người. Các mô hình giải phẫu dù là chi tiết nhất cũng chưa thể hoàn toàn thay thế cho việc phẫu tích thi thể. Trong gần 70 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện Quân y đã được đón nhận hàng trăm thi thể hiến cho yêu cầu đào tạo, nghiên cứu y học. Những người tình nguyện hiến thi thể cho y học là những người dũng cảm vượt qua định kiến “ch*t phải toàn thây”, là quan niệm đã ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều người, nhiều gia đình Việt. Họ cũng là “những người thầy không tên” góp phần đào tạo ra hàng ngàn thầy Thu*c, tạo ra hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học, góp phần vào sự tiến bộ không ngừng của y học và qua đó gián tiếp cứu chữa được vô vàn người bệnh.

Trong buổi lễ tri ân những người hiến thi thể cho y học, đại diện cho sinh viên y khoa, bạn Vũ Thế Anh, sinh viên lớp DHY 45A - Hệ 2 - Học viện Quân y xúc động nói: Chúng em biết rằng để lại thi hài của mình phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy có lẽ là một trong những quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời các bác, các cô, các chú, các anh chị, bởi bất cứ người Việt Nam nào khi nhắm mắt xuôi tay đều mong muốn linh hồn mình được siêu thoát, thân thể mình được an nghỉ nơi đất mẹ thiêng liêng. Nhưng với đức hy sinh cao cả, tấm lòng bao dung rộng mở, các bác, các cô, các chú, các anh chị đã vượt lên trên những trở ngại xã hội, trở ngại tâm linh ấy để đem đến cho khoa học nói chung và ngành y nói riêng những tài liệu vô giá. Đó thực sự là hành trang giúp những sinh viên y khoa như chúng em bước chân vào ngưỡng cửa của nền y học hiện đại. Sự hy sinh thầm lặng của “những người thầy không tên” ấy còn là bài học cảm động và chân thực nhất về tinh thần xả thân vì đồng loại.

Mùa lễ Vu lan sắp đến, với truyền thống đạo lý “ăn quả nhớ người trồng cây”, người ta tưởng nhớ đến công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ơn thầy cô, ơn Tổ quốc và xã hội, ơn chúng sinh đồng bào. Trong “tứ ân” ấy, không thể quên ơn của những người đã vượt qua quan niệm về “cái ch*t toàn thây” để hy sinh cho sự nghiệp giảng dạy, nghiên cứu y học. Họ xứng đáng là những người thầy thầm lặng, khiêm nhường, mang đến những kiến thức quý báu về hình thái, cấu trúc con người cho những thầy Thu*c tương lai. Với những thầy Thu*c và sinh viên y khoa, để hiện thực hóa tinh thần báo ân, không có gì tốt hơn là phải học tập tốt để trở thành những người thầy Thu*c giỏi, có ích cho xã hội, mang lại ngày càng nhiều cơ hội sống khỏe mạnh cho người bệnh.

Xin dành những khúc văn tế tri ân những người dũng cảm cả khi sống và khi mất đi vẫn để lại cho đời công ơn như trời biển:

Cuộc sống ngày qua thân xác bây giờ

Cống hiến cho đời, công ơn ghi tạc

Những học vị, những văn bằng tiến sĩ

Những công trình khoa học cũng từ đây

Lớp lớp sinh viên thực tập đêm ngày

Tư duy mới, tầm nhìn cao rộng

Lễ tri ân xin chân thành gửi những người đã khuất

Sự hy sinh đã thắp sáng niềm vui

Công đức ấy không sao kể xiết!

Hạ Hiền

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tri-an-nhung-nguoi-thay-khong-ten-trong-y-hoc-15907.html)

Tin cùng nội dung

  • “Lương y như từ mẫu” được xem là cốt lõi của đạo đức của nghề y, bởi vì nghề y là nghề rất đặc biệt.
  • Tôi được biết ông kể từ khi về Bệnh viện TW Quân đội 108 công tác năm 1985. Không được học chuyên môn của ông ngày nào, nhưng bằng cả tấm lòng, tôi xin được viết về ông như một người thầy – người đặt nền móng cho chuyên ngành vi phẫu thuật tạo hình Việt Nam.
  • Riêng tôi vẫn nhớ như in hình ảnh người thầy đơn sơ trong sáng, thầy hiệu trưởng Lê Đình Vệ, vượt lên trên hoàn cảnh riêng tư để thương yêu hết lòng những đứa học trò nhỏ của mình; tôi cũng luôn biết ơn thầy Talưzin, người đã cho tôi mẫu gương của một nhà khoa học chân chính
  • Chúng ta đã đau lòng chứng kiến cái ch*t của ba trẻ sơ sinh tại Hướng Hóa, Quảng Trị và gần đây là cái ch*t của 3 cháu khi phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch tại Khánh Hòa.
  • Cô con gái lớn tâm sự với mẹ: “Mẹ ơi, con đã quyết định hiến thân cho y học”.
  • Người cao tuổi (NCT) thường ốm đau do nhiều bệnh, cần uống nhiều Thu*c. Thế giới đã đúc kết kinh nghiệm chăm sóc bồi dưỡng và sử dụng Thu*c cho các cụ.
  • Y học phục hồi và (YHPH) và vật lý trị liệu (VLTL) có mục tiêu chung là phục hồi hình thể và chức năng nhằm khôi phục khả năng hoạt động vốn có của người khuyết tật mắc phải
  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY