Tâm sự hôm nay

Nâng cao tính chuyên nghiệp y học: Một cách để giảm tai biến

Chúng ta đã đau lòng chứng kiến cái ch*t của ba trẻ sơ sinh tại Hướng Hóa, Quảng Trị và gần đây là cái ch*t của 3 cháu khi phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch tại Khánh Hòa.
Chúng ta đã đau lòng chứng kiến cái ch*t của ba trẻ sơ sinh tại Hướng Hóa, Quảng Trị và gần đây là cái ch*t của 3 cháu khi phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch tại Khánh Hòa. Phải khẳng định rằng không có thầy Thu*c nào lại mong xảy ra những tai biến đó. Nhưng cũng cần rút thêm một kinh nghiệm về sự giải thích nguyên nhân Tu vong của bệnh nhân trong trường hợp này. Nó không chỉ ít nhiều liên quan đến trình độ chuyên môn của thầy Thu*c mà còn liên quan đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp của ngành y và tính chuyên nghiệp y học.

Sốc và sốc phản vệ

Sốc là một trạng thái suy tuần hoàn và hô hấp (những chức năng quan trọng vào bậc nhất của cơ thể) được biểu hiện bằng mạch yếu, nhanh và bắt mạch khó khăn (y học gọi là trụy mạch), huyết áp tối đa và tối thiểu đều giảm, thiếu ôxy nên thở nhanh hay thở gấp... Ban đầu người bệnh hốt hoảng, có thể giẫy giụa, nhưng cứ lịm dần. Sốc có thể hồi phục nếu phát hiện sớm để điều trị, nhưng cũng có thể dẫn đến Tu vong. Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này: nhiễm trùng (gọi là sốc nhiễm trùng), nhiễm độc (gọi là sốc nhiễm độc), mất máu nhiều (gọi là sốc mất máu, ví dụ như chảy máu sau đẻ), chấn thương (gọi là sốc chấn thương, bao gồm cả việc điện giật, bỏng, T*i n*n xe cộ làm gãy xương, tổn thương các tạng...) và cũng có thể do nguyên nhân miễn dịch (gọi là sốc phản vệ). Như vậy, sốc phản vệ chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra sốc.

Sốc phản vệ là gì? Đó là tình trạng sốc xảy ra khi các thành phần bảo vệ đặc hiệu của cơ thể chống các chất lạ tương tác với các chất lạ này khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Chúng ta đều biết rằng cơ thể có những cơ chế bảo vệ trước sự xâm lấn từ bên ngoài của các tác nhân lạ khác nhau. Đối với các tác nhân lạ có bản chất là protein (như các vi sinh vật, các chất protein lạ và một số chất không phải protein nhưng khi vào cơ thể có thể kết hợp với protein của cơ thể để hình thành một hợp chất có khả năng kích thích sinh miễn dịch), cơ thể sẽ sinh ra các thành phần đặc hiệu chống lại chúng. Đó là cơ chế miễn dịch của cơ thể. Đội quân bảo vệ của cơ thể bao gồm nhiều thành phần, nhưng trong đó thành phần thường được kể đến nhất là các tế bào lympho và kháng thể. Như vậy, cơ chế bảo vệ của cơ thể cũng giống hệt như hoạt động của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an trong một quốc gia; và các tác nhân xâm nhập vào cơ thể trong trường hợp này có thể xem như là “địch” hay “quân xâm lược”. Cơ chế bảo vệ (hay còn gọi là cơ chế miễn dịch) của cơ thể mạnh hay yếu có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân di truyền. Về mặt di truyền, có cơ thể thuộc loại sinh ra đáp ứng mạnh, có cơ thể thuộc loại đáp ứng yếu. Người ta gọi đó là cơ địa miễn dịch.

Vậy tại sao sự tương tác giữa các thành phần bảo vệ cơ thể với các tác nhân lạ lại có thể dẫn đến sốc? Đã gọi là bảo vệ nhưng tại sao sự tương tác của các thành phần bảo vệ với tác nhân lạ (có thể ví như tương tác giữa “ta” và “địch”) lại dẫn đến tổn thương cho cơ thể? Có thể diễn giải điều này một cách đơn giản là vì sự tương tác ấy diễn ra ngay trong cơ thể và kết quả của sự tương tác này (cũng giống như sự tương tác giữa “ta” và “địch” trong bất kỳ một cuộc chiến tranh vệ quốc nào) thể hiện bằng hai khía cạnh. Khía cạnh tốt là tác nhân lạ bị loại bỏ ra khỏi cơ thể (giống như kẻ địch bị đuổi ra khỏi bờ cõi). Ngoài khía cạnh tốt có khía cạnh xấu, đó là cơ thể cũng có thể bị những tổn thương trong quá trình tương tác (giống như một số quân ta bị hy sinh, dân thường cũng bị ch*t, mùa màng bị thất bát, nhà cửa bị hư hỏng...). Những biểu hiện tổn thương xảy ra không mong muốn trong quá trình tương tác giữa “ta” và “địch” như vậy được gọi là quá mẫn hay dị ứng. Trong trường hợp những tổn thương cho cơ thể quá lớn thì dẫn đến những biểu hiện sốc và người ta gọi sốc xảy ra trong trường hợp này là sốc phản vệ. Cụm từ “phản vệ” theo nghĩa đen là “ngược lại với sự bảo vệ” (vì lẽ ra tương tác giữa các “đội quân bảo vệ” cơ thể với “địch” có mục đích bảo vệ cơ thể, nhưng kết quả thực tế lại dẫn đến làm tổn thương cơ thể, thậm chí gây sốc và Tu vong).

Nói tóm lại, cần hiểu rằng sốc có nhiều nguyên nhân và sốc phản vệ là một loại sốc xảy ra trong quá trình tương tác giữa các thành phần bảo vệ cơ thể với tác nhân lạ.

Vậy trước mỗi trường hợp tai biến y khoa như tai biến khi tiêm vaccin, tai biến khi gây mê thì có nên vội vã kết luận đó là sốc phản vệ hay không?

Câu trả lời là không. Vì:

Một là: sốc trong các trường hợp này còn có thể do nguyên nhân khác như tác dụng độc của Thu*c tiêm vào (nếu tiêm nhầm Thu*c, như trường hợp tiêm nhầm Thu*c khác để lẫn với vaccin đã xảy ra ở Hướng Hóa, hoặc tiêm quá liều) hoặc do thao tác y khoa không chuẩn xác (tiêm nhầm vào mạch máu...). Nếu muốn kết luận nguyên nhân của sốc do phản vệ thì phải có những bằng chứng về miễn dịch học, mà những bằng chứng này phải được tìm hiểu rất công phu. Cho nên không nên vội vã kết luận đó là sốc phản vệ.

Hai là: nếu vội vã kết luận là sốc phản vệ thì người ta có thể cho rằng người giải thích chỉ nghĩ đến nguyên nhân gây ra Tu vong phần lớn là “tại trời” (do di truyền mà cơ thể người bệnh đã có phản ứng đáp ứng mạnh mẽ với Thu*c và sự tương tác giữa các thành phần của đáp ứng mạnh mẽ đó với Thu*c đã gây ra Tu vong) chứ không phải có sai lầm nào khác trong thao tác y khoa của thầy Thu*c. Việc quy kết vội vã nguyên nhân “tại trời”, dù vô tình (do kém hiểu biết về chuyên môn) hay cố ý (muốn làm nhẹ khiếm khuyết của thầy Thu*c để trấn an dư luận) đều làm cho người ta thấy giải thích như vậy có tính chất bênh vực và làm nhẹ khuyết điểm của thầy Thu*c. Thậm chí đó có thể là cách ngụy biện sai lầm của thầy Thu*c bằng một kiến thức chuyên sâu của y học mà không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu mập mờ. Hơn nữa, dù có ý đổ “tại trời” hoặc là vô tình hoặc cố ý thì khi giải thích cũng cần nhớ rằng trong thực hành y khoa thầy Thu*c bao giờ cũng có trách nhiệm phát hiện cơ thể người bệnh có cơ địa dị ứng hay không để dự phòng những hiện tượng phản vệ có thể xảy ra. Điều này Bộ Y tế đã hướng dẫn tại Thông tư số 08/1999/TT-BYT ngày 4/5/1999. Trong nhiều thao tác phát hiện cơ địa dị ứng, thao tác đơn giản nhất nhưng lại có giá trị cao là khai thác tiền sử bằng cách hỏi người bệnh hay người nhà xem người bệnh trước đó đã có những biểu hiện dị ứng hay chưa? Trong thực hành y khoa hiện nay, nhiều thầy Thu*c đã bỏ qua những thao tác giản đơn nhưng rất cần thiết này. Đó là một ví dụ về việc cần thiết nâng cao tính chuyên nghiệp y học (medical professionalism) song song với giáo dục đạo đức nghề nghiệp y tế ở nước ta hiện nay.

GS.TSKH. Phạm Mạnh Hùng - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam

Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Miễn dịch, Học viện Quân y

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nang-cao-tinh-chuyen-nghiep-y-hoc-mot-cach-de-giam-tai-bien-5763.html)

Tin cùng nội dung

  • Dư luận không ngừng xôn xao về việc nam ca sĩ trẻ T. vừa gặt hái được chút hào quang đã vội có thái độ ngôi sao, những cách hành xử rất thiếu chuyên nghiệp.
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Sau thành công của chương trình Casa Herbalife Hòa Bình (Hà Nội) và Casa Herbalife Đồng Tâm (Bình Định)
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY